THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 136
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,422,656
Hôm nay: 214
Đang xem: 73
Hội nghị bạn đọc và giao lưu với nhà văn Trung Trung Đỉnh về tác phẩm "Lính trận" (18/04/2013)

      Nhằm xây dựng thư viện tỉnh ngày càng hoàn thiện, không ngừng nâng cao hiệu quả phục vụ của thư viện đối với bạn đọc thông qua phản hồi từ bạn đọc.

      Ngày 21/4/2013 Thư viện tỉnh tổ chức hội nghị bạn đọc tích cực và bạn đọc giao lưu với nhà văn Trung Trung Đỉnh về tác phẩm "Lính trận".

       Chúng tôi trích đăng nội dung cuộc trao đổi giữa nhà văn Trung Trung Đỉnh với nhà báo Trần Ngọc Tuấn, đăng trên báo Gia Lai:

Trung Trung Đỉnh và “Lính trận” Plei Me

Nhà văn Trung Trung Đỉnh
Nhà văn Trung Trung Đỉnh
Nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Plei Me (huyện Chư Prông- Gia Lai), nhà văn Trung Trung Đỉnh cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết “Lính trận”. Về chuyện nghề, đặc biệt là sự ra đời của cuốn tiểu thuyết này...
 
* Nhắc tới nhà văn Trung Trung Đỉnh bạn đọc đều nhận thấy đề tài chiến tranh luôn “đóng đinh” trong các tác phẩm của anh: “Những người không chịu thiệt thòi”, “Lạc rừng”, “Ngược chiều cái chết”, “Tiễn biệt những ngày buồn”, “Ngõ lỗ thủng”, “Sống khó hơn là chết” rồi “Lính trận” và… năm bảy tập truyện ngắn, ba trường ca (không in) với lại ba truyện vừa cho thiếu nhi. Thật là hơi… bị nhiều. Trong khi bạn bè tôi kể anh ngao du cũng lắm, chẳng hiểu anh “bài binh bố trận” để viết vào lúc nào?
 
- Tôi chưa bao giờ “bài binh bố trận” được một việc gì cho riêng mình, luôn luôn ngẫu hứng. Ngẫu hứng đi, ngẫu hứng viết và ngẫu hứng… chơi. Cả cuộc đời tôi là một chuỗi ngẫu nhiên và ngẫu… hứng. Ngày đi bộ đội lúc mới 18 tuổi, còi gí còi dị, nặng có 39 kg. Khám mãi không lên được cân, bèn ngẫu hứng bồi thêm hai túi quần phăng ít đá dăm, thế là được đủ cân tối thiểu theo quy định. Anh bác sĩ quân y xách tai ra cửa phòng khám bắt đổ đá đi rồi cho thêm cân… vào mục cân nặng. Thế là đi. Cho đến bây giờ lục tuần rồi tôi vẫn cảm thấy mình chưa muốn ngồi yên một chỗ nào. Cái máu giang hồ nó cứ rục rà rục rịch…
 
Tuy nhiên, nếu gọi là thu xếp thì tôi vẫn phải lo tự thu xếp cho mình và vợ con. Cũng phải “chiến đấu” cho có cái ăn và có cái… đi.  Lúc nào trong ba lô cũng thủ sẵn đôi ba quyển sách đang đọc dở. Lúc nào trong laptop cũng có một hai cuốn truyện hay cái gì đó đang viết dở. Và “hở ra một cái”, có ai rủ rê là đi liền. Tôi mà khỏe thì tôi sống “du canh du cư” như dân miền núi thuở xưa ngay. Cứ nay đây mai đó người thấy khỏe ra, có lẽ vì nó hợp với cái tạng của tôi.
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
* Thời gian đã đủ cho những người cầm bút có một độ lùi cần thiết để nhìn vào cuộc chiến, mổ xẻ tâm lý con người trong chiến tranh.  Đọc của anh, theo cảm nhận của cá nhân tôi nó có điều gì na ná giống như tác phẩm nổi tiếng “Phía Tây không có gì lạ” của nhà văn Đức Erich Maria Remarque, điều này thể hiện rõ nhất trong các tiểu thuyết “Những người không chịu thiệt thòi” và “Lính trận”, kể cả  “Lạc rừng”?
 
- Ôi thế à? Thế thì mừng cho tôi quá. Tôi cũng mê ông “Mặt trận phía Tây không có gì lạ”, mê thì mê nhưng tôi ít khi để ý mình viết giống ai. Ở cuốn “Những người không chịu thiệt thòi” và “Lính trận” thì có nhiều bối cảnh na ná thật. Nhưng  “Lạc rừng” thì bối cảnh cũng như hoàn cảnh các nhân vật tham chiến khác nhau với “Mặt trận phía Tây không có gì lạ” rất xa. Cuộc chiến giữa hai bên trong hai cuộc chiến cũng khác nhau xa.
 
“Độ lùi” rất quan trọng đối với các nhà văn viết về các cuộc chiến tranh mà, hoặc khi ấy anh cầm súng ở bên này hay bên kia. Cái gì thúc bách anh? Vấn đề chính nghĩa hay phi nghĩa? Với tư cách lính chiến hay với tư cách nhà văn? Ông nhà văn tốt (giỏi) thì hay nghĩ ngợi, nhiều khi nghĩ ngợi quá mà sinh… không viết được. Còn lính chiến tốt (giỏi) thì  hay làm gì? Anh ta chỉ cần chấp hành nghiêm quân lệnh là thành lính giỏi rồi. Nhưng ở đời không đơn giản thế. Anh lính nào mà chả còn trẻ và khát khao tình cảm. Phe ta phe địch đều thế cả. Có khác nhau là khác nhau ở bản tính từng người và điều kiện được giáo dục thế nào, trong bối cảnh nào và điều quan trọng nữa là anh ta bị đẩy vào cuộc chiến theo cách nào. Bị bắt đi lính hay tình nguyện? Cuộc chiến nó cuốn con người đương thời vào trận và con người đương thời ấy dù muốn hay không muốn đều phải lâm vào. Đấy là nguồn gốc của cái bi cái hùng, tức là nguồn gốc của tình cảm sâu kín trong con người ta…
 
* “Lính trận” là cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh, lại có bối cảnh cụ thể là chiến dịch Plei Me-Ia Đrăng, trận đụng độ đầu tiên của bộ đội chủ lực ta với quân Mỹ. Anh có thể kể tóm tắt trận này không?
 
- Cuối năm 1964, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đã bị quân và dân miền Nam đánh bại. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã phải huy động đến đội quân hùng mạnh nhất của nước Mỹ, đó là Sư đoàn không vận số 1 lên Tây Nguyên với biên chế 16.000 quân, 4 tiểu đoàn pháo binh hạng nặng, 1.600 xe quân sự, hơn 400 máy bay lên thẳng, trong đó có loại “si núc”-cần cẩu bay, có thể cẩu được cả một… tòa nhà. Đó là một đơn vị “hiệu nghiệm hơn bất cứ sư đoàn bộ binh nào, có sức cơ động nhanh, có thể đổ quân xuống bất cứ nơi nào mà họ muốn”(UPI ngày 14-9-1965).
 
Sáng 14-11-1965, Sư đoàn Kỵ binh không vận số 1 của Mỹ  bắt đầu ra quân. Lần đầu tiên bầu trời Tây Nguyên sôi réo bởi hàng trăm máy bay lên thẳng và hàng chục máy bay phản lực của chúng quần đảo, oanh tạc phía Nam bờ sông Ia Đrăng và đổ quân xuống thung lũng này. Từ đây chúng thiết lập các trận địa pháo lớn, bắn phá ác liệt sườn Đông Bắc dãy núi Chư Prông, bộ binh được phi pháo yểm trợ dàn hàng ngang tiến lên các cụm cứ điểm.
 
Đồng bào các dân tộc tỉnh Gia Lai cùng các đơn vị bộ đội chủ lực Tây Nguyên, đặc biệt là Trung đoàn Bộ binh 66 vừa hành quân từ miền Bắc vào đã trả lời câu hỏi lớn vừa nêu trên, bằng những trận đánh lớn, với quyết tâm cao, dù phải “một đổi một” quân dân ta cũng kiên quyết nắm thế chủ động, bất ngờ, chiến đấu kiên cường, không khoan nhượng.
 
Từ ngày 14 đến ngày 17-11-1965, Trung đoàn 66 và một bộ phận của Trung đoàn 33 đã phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích tiêu diệt gọn Tiểu đoàn 1, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 thuộc Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận số 1 Hoa Kỳ, tiêu diệt trên 1.000 tên, bắn rơi 12 máy bay, thu nhiều vũ khí và trang bị.
 
Ngày 19-11-1965, những tên lính Mỹ cuối cùng của Sư đoàn Không vận số 1 của Mỹ đã phải tháo chạy khỏi thung lũng Ia Đrăng bằng đường bộ với nỗi kinh hoàng. Ngày 20-11-1965, trong cuộc họp báo ở Sài Gon, Oét-mô-len-Tổng chỉ huy các lực lượng quân đội Mỹ tại Việt Nam đã buộc phải thú nhận: “Quân cơ động ở Plei Me đã bị thương vong nặng hơn bất cứ một cuộc giao tranh nào trước đó”.
 
Cuốn tiểu thuyết dựa trên cái nền của lối kể chuyện truyền thống trong các câu chuyện kể (h’mon) của dân tộc Jrai, nhằm tái hiện lại các sự kiện chủ yếu trong chiến dịch Plei Me, đặc biệt là tấm lòng của bà con các dân tộc đối với bộ đội khi ấy. Có thể nói, những năm l964, 1965, 1966 ở Tây Nguyên nói chung, vùng thung lũng Ia Đrăng nói riêng vô cùng khó khăn ác liệt. Tuy khó khăn gian khổ nhưng trong các buôn làng, lúc nào bà con cũng có sẵn lương thực giúp cho bộ đội. Toàn dân đi dân công hỏa tuyến. Lần đầu tiên thấy cảnh hàng trăm máy bay các loại bay kín bầu trời uy hiếp quân ta, nhưng không vì thế mà bà con ta hoảng sợ chịu bó tay.
 
* Cảm ơn anh qua cuộc trao đổi này và hy vọng sẽ gặp anh người “Lính trận” năm xưa.
 
T.N.T
Theo http://baogialai.com.vn
 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Cánh diều hình nốt nhạc / Niê Thanh Mai,Hau Phan .- 2024 Chi tiết
2. Một vụ phá án / Quyên Gavoye .- 2024 Chi tiết
3. Nết Na và Cù Nhây / Yên Khương .- 2024 Chi tiết
4. Cuộc phiêu lưu của Còng gió vân xanh / Lê Đức Dương .- 2024 Chi tiết
5. Bạn có thích làm mèo? / Đ. T. Hoài Thư .- 2024 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Phát huy giá trị tinh thần, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, góp phần giữ vững sự ổn định, hòa bình, tạo động lực trong phát triển / Phạm Xuân Hoàng .-  Chi tiết
2. Phát triển giáo dục đào tạo vùng Tây Nguyên những thuận lợi, thách thức và giải pháp đặt ra / Lương Hữu Nam .-  Chi tiết
3. Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới / Phạm Xuân Hoàng .-  Chi tiết
4. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên hiện nay và một số giải pháp / Trương Thị Hạnh .-  Chi tiết
5. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Tây Nguyên những năm 1961-1963 / Cao Thị Thu Hiền .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 79673 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9517 
4. Sách bộ: 2361 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.