THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 137
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,473,853
Hôm nay: 594
Đang xem: 160
TỈNH ỦY GIA LAI: CHƯƠNG TRÌNH thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngưòi Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triến bền vững đất nước” (29/09/2014)

TỈNH ỦY GIA LAI                                                                  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
              Số 77-CTr/TU                                                                   Pleiku, ngày 17 tháng 9 năm 2014
 

CHƯƠNG TRÌNH
thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) “về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngưòi Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triến bền vững đất nước”

 

Ngày 09 tháng 6 năm 2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW “về xâỵ dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) xây dựng Chương trình thực hiện như sau:

 

Phần thứ nhất
Thực trạng văn hoá Gia Lai
 
Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, Gia Lai là một tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp so với bình quân chung của cả nước. Với 34 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 44%, điều đó đã hình thành nên một nền văn hoá đa bản sắc, mang nét độc đáo riêng của vùng đất đỏ bazan. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa của tỉnh đã có chuyến biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng. Việc xây dựng môi trường văn hóa và đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú luôn được chú trọng. Phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao quần chúng được phát triển rộng khắp. Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá trên địa bàn tỉnh được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được quan tâm và thu được kết quả tích cực. Hệ thống thông tin đại chúng không ngừng được củng cố, phát triến và từng bước hiện đại hoá. Các thiết chế văn hoá, công tác quản lý, xây dựng và ban hành các chính sách về văn hoá, tăng cường các nguồn lực cho văn hoá có bước chuyển biến mạnh mẽ. Công tác đào tạo cán bộ văn hóa có bước phát triển khá.
Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa thật sự tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả đến việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Các thiết chế văn hoá chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và hỗ trợ cho nghệ nhân dân gian còn nhiều bất cập. Việc đầu tư một số công trình văn hoá ở cơ sở chưa phù hợp với tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nên chưa phát huy được giá trị sử dụng, gây lãng phí; các khu vui chơi giải trí còn ít và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải trí của nhân dân. Sinh hoạt văn hoá vẫn còn nhiều hủ tục lạc hậu như: Cúng viếng, ma chay, nạn tảo hôn... Xu hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu thấp kém trong một bộ phận những người làm công tác báo chí, xuất bản, văn hóa nghệ thuật chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và thanh niên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; thờ ơ với chính trị, mất cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch... Đời sống nhân dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Hoạt động lợi dụng tôn giáo và các tà đạo có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và phá hủy các giá trị, bản sắc văn hoá dân tộc...
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là do một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến lĩnh vực này. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Đảng và chương trình hành động của cấp uỷ các cấp còn chậm, thiếu đồng bộ và thiếu khả thi. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đối mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chưa được quan tâm đúng mức.
 
Phần thứ hai
Quan điếm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hoá, con người Gia Lai từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
 
I - Quan điểm
1-   Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của tỉnh, của đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
2-   Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
3-   Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản:
-        Có tinh thần yêu nước, tinh thần tự lực tự cường phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
-     Có ý thức tập thể cộng đồng hợp tác với nhau cùng phát triển vì lợi ích chung.
-     Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
-     Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao, hiểu biết trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và có thể lực.
4-Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
5-Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
II- Mục tiêu
1-Mục tiêu chung
-     Xây dựng nền văn hóa và con người Gia Lai phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thẩn dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triến bền vững và bảo vệ vững chắc Tố quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-     Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện đế phát triến về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, yêu nơi mình đang sống và công tác, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước, góp phần xây dựng Gia Lai giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, phong phú về văn hoá tinh thần, đậm đà bản sắc dân tộc.
-     Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng buôn, làng, tố dân phố, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách.
-     Hoàn thiện thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
-     Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam nói chung, bản sắc văn hoá dân tộc ở Gia Lai nói riêng.
-     Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
 
2-   Muc tiêu cụ thể
2.1-    Phấn đấu đến năm 2020, đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào 100% số trường học và các hoạt động giáo dục của Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp, góp phần tạo môi trường văn hóa lành mạnh, hoàn thiện nhân cách, lối sống của con người; 100% thanh, thiếu nhi được bồi dưỡng về tinh thẩn yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, có đạo đức, am hiểu pháp luật... thông qua hệ thống trường học, các lớp bồi dưỡng, tham quan các bảo tàng, triển lãm, nhà truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa...; 100% cơ sở giáo dục đưa giáo dục thể chất vào trường học. Xây dựng con người Gia Lai có bản lĩnh, kiên định, đoàn kết, trí tuệ và thân thiện; tiếp cận với hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, kiên quyết đấu tranh đi đến xoá bỏ tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai, tự trị trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiếu số.
2.2-    Đến năm 2020 có 100% số thôn, làng, tổ dân phố có tụ điểm sinh hoạt văn hoá hoặc hội trường; xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa - thế thao cấp tỉnh như: Nhà hát, Trung tâm hội chợ - triển lãm, rạp chiếu phim...; nâng cấp 100% các trung tâm văn hóa - thế thao cấp huyện. Nâng cấp, xây dựng Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San thành nhà hát dân tộc mạnh của cả nước; thành lập bộ phận nghiên cứu, chế tác nhạc cụ và xây dựng các chương trình, tiết mục giàu bản sắc văn hóa dân tộc thuộc Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật lên trường Cao đắng Văn hoá nghệ thuật trước năm 2020. Xây dựng thành phố Pleiku đạt tiêu chuẩn đô thị loại I; thị trấn Chư Sê được nâng cấp lên thị xã; các thành phố, thị xã, thị trấn đều đạt tiêu chuẩn đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp. Đến năm 2020, hầu hết các xã trong tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
2.3-    Đến năm 2015, 100% các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể và doanh nghiệp xây dựng được quy chế văn hóa của đơn vị và triển khai cho cán bộ, đảng viên, hội viên, người lao động học tập.
2.4-    Đến năm 2020 các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được trùng tu, tôn tạo. Giữ gìn, phát huy giá trị tốt đẹp của các lễ hội truyền thống; hầu hết các làng, xã, huyện có đội văn nghệ dân gian và cồng chiêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sinh hoạt của đồng bào ở cơ sở, tạo điều kiện đế nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng. Gắn việc giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội - văn hóa truyền thống với hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.
2.5-    Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh. Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí phát triển toàn diện cả về số lượng, chất lượng. Hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động sáng tạo và công bố các tác phẩm của văn nghệ sĩ, các tác phẩm báo chí chất lượng cao vói công chúng địa phương, khu vực và toàn quốc. Nâng giá trị giải thưởng văn học - nghệ thuật 5 năm của tỉnh nhằm động viên kịp thời với tài năng sáng tạo lao động văn học - nghệ thuật của các văn nghệ sĩ. Đảm bảo phủ sóng phát thanh - truyền hình đến 100% các địa bàn trong tỉnh. 100% các cơ quan truyền thông hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.
2.6-    Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các tỉnh và các nước, nhất là các nước trong khu tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; vượt qua thách thức để giữ gìn, hoàn thiện văn hóa dân tộc, nhất là văn hóa của dân tộc Bahnar và Jrai. Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. Hỗ trợ quảng bá văn hóa của đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai và văn hóa của các dân tộc khác trong tỉnh.
2.7-    Quan tâm đầu tư cho các đề tài nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thê và phi vật thê. Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khấu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Quan tâm nghiên cứu các đề tài khoa học xã hội nhân văn, nhất là đề tài xây dựng Gia Lai trở thành một vùng văn hóa đà bản sắc.
III-       Nhiệm vụ
1-               Xây dựng con người Gia Lai phát triển toàn diện
-    Chăm lo xây dựng con người Gia Lai phát triển toàn diện, hiện đại, năng động, đoàn kết, trí tuệ, kỷ cương, trách nhiệm và thân thiện. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết sâu sắc, tự hào và tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.
-    Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Gia Lai đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập.
-    Xây dựng và phát huy lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chú trọng phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trên mọi mặt đời sống xã hội.
-    Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng.
-    Nâng cao thể lực, tầm vóc con người Gia Lai, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-    Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, sính ngoại, ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch, kiên quyết xoá bỏ tư tưởng ly khai, tự trị đang tồn tại trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.
2-  Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
           -  Chú trọng xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; xây dựng đời sống văn hoá cơ sở gán với xây dựng thôn, làng, xã, phường, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá. Nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh. Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tố chức phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phẩn giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống. Gắn kết xây dựng môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái.
-      Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, trường học; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
-      Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biếu, có nền nếp như: Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, thủy chung, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; chú trọng giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ; phát triến, nhân rộng mô hình gia đình, dòng họ hiếu học của hội khuyến học.
-      Gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Từng bước thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các giai tầng xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng thuận lợi và vùng sâu, vùng xa, biên giới. Xây dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng (thôn, làng).
-      Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; khuyến khích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời, đẹp đạo”. Khuyến khích các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, từ thiện, nhân đạo hợp pháp.
3-  Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế
-      Quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ tạo tiền đề và động lực cơ bản góp phần đưa Nghị quyết 33-NQ/TW đi vào cuộc sống.
Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thế; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tuỵ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức tôn trọng pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hô Chí Minh, gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một sổ vấn đề cấp bách vê xây dụng Đảng hiện nay Ngăn chặn, đây lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên.
-   Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triến văn hóa. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tố quốc.
-   Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu của tỉnh có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
4-   Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
-   Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.
-   Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu như: Khu di tích Kroong, Làng kháng chiến Stơr (huyện Kbang); khu di tích Chiến thắng Đak Pơ (huyện Đak Pơ); khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê); khu di tích Chiến thắng Plei Me (huyện Chư Prông)... phục vụ giáo dục truyền thống, phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống của các dân tộc có nguy cơ mai một. Phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tiếp tục đầu tư, bảo quản và phát huy giá trị của Quảng trường Đại Đoàn Ket.
-   Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống đồng bào Bahnar, Jrai; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng.
-   Phát triển toàn diện và mạnh mẽ văn học, nghệ thuật tỉnh nhà thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ; tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao; phát triển sâu rộng văn học, văn nghệ quần chúng, đồng thời coi trọng phát triển văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm, công trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới của tỉnh và đất nước. Tăng cường các chuyên mục chuyên sâu về văn hóa, văn học, nghệ thuật trên Báo Gia Lai và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Thành lập Phòng Văn nghệ thuộc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
-    Khuyến khích văn nghệ sỹ sáng tác bám sát thực tiễn của tỉnh, của đất nước, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong tỉnh, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại; phát hiện, biểu dương những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực; lên án, phê phán những tiêu cực cản trở sự phát triển của tỉnh nhà, nhất là tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực xã hội và tư tưởng ly khai trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiếu số.
-    Quan tâm hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh sáng tác.
-    Xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, phóng viên báo chí tỉnh nhà đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Quan tâm đầu tư, nâng cấp Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật thành trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và phấn đấu thành Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật khu vực Tây Nguyên. Chăm lo phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tài năng văn học, nghệ thuật trẻ. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng văn nghệ sỹ, báo chí phù họp với điều kiện đặc thù của tỉnh và khu vực. Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, ưu đãi văn nghệ sỹ, phóng viên báo chí có quá trình cống hiến, có nhiều tác phẩm tốt, ảnh hưởng tích cực trong xã hội.
-    Nghiên cứu phương thức huy động các nguồn lực cho hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh theo hướng đa dạng hoá và việc sử dụng nguồn lực của Hội một cách họp lý. Xây dựng các Quy chế phối họp giữa Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng các chương trỉnh văn hóa, văn nghệ; giới thiệu công bố tác giả, tác phấm; trao giải văn học, nghệ thuật; phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giới thiệu, phổ biến các tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật xuất sắc.
-    Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà báo tỉnh, nhằm tập hợp, tạo điều kiện đế văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí hoạt động tích cực, hiệu quả. Nâng cao vai trò và hiệu quả lãnh đạo của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh đối với Chi bộ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Chi bộ Hội Nhà báo tỉnh; quan tâm bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng những văn nghệ sỹ, phóng viên trẻ.
-    Tăng cường các biện pháp xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng, hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền bá và phát huy các giá trị văn hoá, văn nghệ truyền thống của các dân tộc ở địa phương.
-    Chú trọng củng cố, xây dựng, phát triển và từng bước hiện đại hoá hệ thống thông tin đại chúng. Đối mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực. Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên mạng internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh thiếu niên.
5-Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa
-     Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Gia Lai. Có cơ chê khuyên khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội đế phát triển.
-     Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa.
-     Nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá của các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp.
6-Chủ động hội nhập về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa của cả nước và nhân loại
-     Từng bước xây dựng Gia Lai trở thành một vùng văn hoá đa bản sắc.
-     Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các tỉnh, các nước, nhất là trong khu tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ khu vực, trong nước và quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các tỉnh, thành phố, thế giới, làm phong phú thêm văn hóa Gia Lai.
-     Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Gia Lai ở ngoài tỉnh, nước ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của địa phương, đất nước, trở thành cầu nối, góp phần quảng bá văn hóa Gia Lai nói riêng và văn hoá Việt Nam ra thế giới.
-     Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.
-     Gắn các hoạt động văn hoá với phát triển du lịch Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
IV-     Giải pháp
1-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa
-     Tổ chức tốt việc học tập, quán triệt nghị quyết, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó hàng năm phải đưa vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để chỉ đạo thực hiện.
-     Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo, tự do ngôn luận.
-     Phải coi trọng xây dựng văn hóa từ trong các cơ quan Đảng, trong bộ máy chính quyền các cấp, mặt trận và các đoàn thể nhân dân, nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong các cấp uỷ, các cấp chính quyền, mặt trận, đoàn thế, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng.
-     Các cấp uỷ cần quan tâm chỉ đạo tạo sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, mặt trận đoàn thể trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triến văn hoá, xây dựng con người
2-Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
-     Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Đấy nhanh việc cụ thế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa đối với địa phương. Triển khai và thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan.
-     Dựa trên các văn bản hướng đẫn để thực hiện đúng cơ chế, chính sách phù hợp vói tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật; chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
-     Thực hiện quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh địa phương.
-     Các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tố chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tố chức và quản lý hoạt động văn hóa.
-     Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phấm lệch lạc, thị hiếu tầm thường.
3-Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
-     Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở thuộc lĩnh vực văn hóa.
-     Nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo; tố chức liên kết với các trường chuyên ngành để tăng cường đào tạo cán bộ văn hóa, thể thao, du lịch có trình độ đại học trở lên; đào tạo cán bộ văn hóa nghệ thuật cho các nước bạn Lào, Campuchia.
-     Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các thành phố lớn và các nước phát triên. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa.
-     Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù.
-     Xây dựng chính sách đãi ngộ và phát huy cao độ vai trò của các nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
4-     Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa
-     Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy.
-     Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.
-     Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học, nghệ thuật, hỗ trợ xuất bản...
-     Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm như: Trung tâm Hội chợ triển lãm; Khu di tích Chiến thắng Đak Pơ, Chiến thắng Plei Me; khu di tích truyền thống cách mạng Kroong; làng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên... gắn với các hoạt động phát triển du lịch.
-     Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người.
V-    Tổ chức thưc hiện
1-     Các huyện uỷ, thị uỷ, thành ủy, đảng bộ trực thuộc tỉnh căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014), Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và tình hình thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch tố chức việc học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết của địa phương, đơn vị mình. Tuỳ điều kiện của từng địa phương có thể ban hành nghị quyết chuyên đề.
2-     Ban cán sự đảng ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển văn hóa, con người tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thể chế hóa bằng các danh mục trọng điểm, lộ trình nhiệm vụ phát triển văn hoá, xây dựng con người của tỉnh đến năm 2020 để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Chương trình này.
3-       Hội đồng nhân dân các cấp, hằng năm cần bố trí ngân sách cho sự nghiệp phát triển văn hoá, đảm bảo tính tương thích giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, xây dựng con người và giám sát quá trình thực hiện.
4-       Các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp với các ngành chức năng, mặt trận và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014), Chương trình của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dụng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
5-       Giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các ban đảng Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban, ngành chức năng, mặt trận và các đoàn thế tinh tham mưu tổ chức quán triệt thực hiện Nghị quyết; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kết quả thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (khoá XI) và Chương trình này.
                                                                                                             T/M BAN CHẤP HÀNH
                                                                                                                        BÍ THƯ
                                                                                                                    Hà Sơn Nhin
 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Bảo vệ và xây dựng đất nước theo tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ / 2024 Chi tiết
2. Sử Việt - Chuyện hay nhớ mãi / Lê Thái Dũng .- 2023 Chi tiết
3. Tết cổ truyền - Kết tinh văn hoá dân tộc trong phong tục / 2023 Chi tiết
4. Nhân tài nước Việt / 2023 Chi tiết
5. Nhà - làng - nước trong văn hoá Việt Nam / 2024 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Luật tục Ê-đê trong quản lý phát triển xã hội buôn làng / Phạm Thị Xuân Nga .-  Chi tiết
2. Kinh tế tuần hoàn trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho Tây Nguyên / Nguyễn Thế Chinh .-  Chi tiết
3. Kinh tế du lịch trong mối quan hệ biện chứng với phát triển văn hóa ở Tây Nguyên hiện nay / Trương Trần Hoàng Phúc .-  Chi tiết
4. Khoa học và công nghệ trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 /  Chi tiết
5. Khảo sát khả năng ức chế của cao chiết ethanol hạt xay nhung trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh / Bùi Thị Kim Lý .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 80010 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9527 
4. Sách bộ: 2368 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.