THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 137
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,473,853
Hôm nay: 594
Đang xem: 160
“3B” TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (12/01/2015)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, hàng ngàn chiến sỹ đã xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Những chiếc xe, những cánh tay vẫy chào nhau tạm biệt, những khuôn mặt rạng ngời “hẹn gặp tại chiến trường B”, hẹn gặp trong ngày thống nhất. Không ít người đã mãi mãi nằm lại trên chiến trường B, một phần của đất mẹ Việt Nam. Tôi cũng như các bạn trẻ hiện nay chỉ hiểu sơ sơ là Chiến trường B là chiến trường miền Nam, chứ thật sự chưa hiểu hết sự phân chia khu vực của chiến trường này. Theo tôi được biết, trong lịch sử ký hiệu chiến trường của quân đội nhân dân Việt Nam về chiến trường miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào gọi là chiến trường B, và quy định từng vùng có ký hiệu B theo số, từ B1 đến B5 cụ thể là:
- B1: Chiến trường quân khu V, gồm các tỉnh Quảng – Đà (ngày nay bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà)
- B2: Chiến trường Quân khu 6, 7, 8, 9 (gồm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long).
- B3: Chiến trường Tây Nguyên.
- B4: Chiến trường Bình Trị Thiên - Huế.
- B5: Mặt trận giới tuyến 17 và tỉnh Quảng Trị.
Những ký hiệu cùng những đoàn quân “đi B” này xuất hiện vào năm 1959. Và cũng từ đây một khái niệm vui và cũng là khái niệm nói lên tính chất của từng lực lượng chiến đấu trên chiến trường B xuất hiện đó là khái niệm “ 3 B” trong đó có: “B trọc”; “B trụ”; và “B trồi”. Từng B lại có những ngồn gốc xuất hiện khá đặc biệt.
Từ sau năm 1954, với tình hình cách mạng mới, lực lượng chiến sỹ cách mạng miền Nam chia làm hai bộ phận. Một bộ phận lớn tập kết ra Bắc, một bộ phận ở lại miền Nam công tác và tiếp tục chiên đấu. Đây là lực lượng được chọn lọc rất kỹ, là lực lượng có trình độ, am hiểu địa lý, địa hình, phong tục tập quán địa phương, bám trụ cơ sở gây dựng phong trào. Tại Gia Lai lúc bấy giờ có 134 đồng chí ở lại, đây được gọi là lực lượng “B trụ” hay địch còn gọi là “cộng sản nằm vùng”.
Đến năm 1959, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng, để tăng cường cho cách mạng miền Nam, nhiều đoàn cán bộ từ miền Bắc đã lặng lẽ vượt Trường Sơn vào Nam công tác và chiến đấu. Trong lực lượng đó có cả cán bộ miền Bắc, có cả cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954. Lực lượng đi vào chiến trường B này, hành trang của người lính thật đơn sơ, không quân hàm quân hiệu, nên được các chiến sỹ gọi vui là “B trọc”. Nhưng tất cả với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phới phới dậy tương lai”, tất cả vì miền Nam ruột thịt, lớp lớp thanh niên không quản ngại hy sinh gian khổ đã lên đường vào “chiến trường B”. Theo ông Lê Tiên một lão thành cách mạng kể lại: “ Ở Gia Lai vào năm 1959, đoàn “B trọc” đầu tiên vào gồm 29 đồng chí, do đồng chí Kpă Thìn dẫn vào và ông cũng chính là Tỉnh đội Trưởng Tỉnh đội Gia Lai ”
Bên cạnh lực lượng “B trọc”, “B trụ” lại xuất hiện thêm một khái niệm mới đó là “ B trồi”, một khái niệm cũng rất thú vị như nguồn gốc xuất hiện của nó. Đây là lực lượng chiến sỹ cán bộ nhân dân từ cơ sở phát triển lên, người thoát ly đi theo cách mạng, từ phong trào trồi lên, được lực lượng “B trụ” xây dựng, dìu dắt.
Vào năm 1960, khi đồng khởi bùng nổ, lan rộng trên khắp miền Nam cũng là lúc ba lực lượng “3 B” bắt đầu kết hợp và ngay sau đó phát triển mạnh hơn.
Đánh giá về “3 B”, về những lực lượng này ông Lê Tiên cũng cho biết: “Ba lực lượng này không lực lượng nào hơn lực lượng nào cả, mà cả ba lực lượng cùng hỗ trợ cho nhau. Xét về tính chất: “B trụ” là lực lượng nòng cốt, các lực lượng khác khi đến cơ sở phải dựa vào lực này. “B trọc” là lực lượng rất cần thiết, cũng là lực lượng động nhất, có chuyên môn, được đào tạo và học tập bài bản. “B trồi” là lực lượng nhỏ hơn hai lực luợng trên, là lực lượng trẻ, có kinh nghiệm thử thách trong đấu tranh, quyết tâm là lực lượng bổ sung cho hai lực lượng trên. Ba lực lượng này phối hợp tạo nên một sức mạnh tổng hợp góp phần quyết định làm nên nhưng thắng lợi lớn của dân tộc”.
Khi được nghe, được hiểu về lượng lượng “3B – B trụ, B trọc, B trồi”, tôi lại thêm khâm phục và cảm mến biết bao tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chia sẻ của các lực lượng. Dù là những người xa lạ trên khắp mọi miền quê, nhưng vì một mục tiêu lý tưởng chung, cùng vì miền Nam ruột thịt, cùng chung mục tiêu cho ngày thống nhất đất nước, tất cả đã gắn kết thành một khối đại đoàn kết chiến thắng mọi kẻ thù. Truyền thống đoàn kết ấy, đã được lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông gây dựng, và Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt 70 năm qua luôn giữ vững và phát huy. Nhớ về lực lượng 3B, trong tôi cũng đã tự trả lời cho mình, giờ đây chẳng phải cũng đang tồn tại lực lượng này, 38 dân tộc an em sinh sống đoàn kết trên địa bàn tỉnh Gia lai trong một mục tiêu chung phấn đấu xây dựng tỉnh nhà ngày một phát triển phồn thịnh hơn đấy thôi./.

 

Theo http://vhttdl.gialai.gov.vn

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Bảo vệ và xây dựng đất nước theo tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ / 2024 Chi tiết
2. Sử Việt - Chuyện hay nhớ mãi / Lê Thái Dũng .- 2023 Chi tiết
3. Tết cổ truyền - Kết tinh văn hoá dân tộc trong phong tục / 2023 Chi tiết
4. Nhân tài nước Việt / 2023 Chi tiết
5. Nhà - làng - nước trong văn hoá Việt Nam / 2024 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Luật tục Ê-đê trong quản lý phát triển xã hội buôn làng / Phạm Thị Xuân Nga .-  Chi tiết
2. Kinh tế tuần hoàn trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho Tây Nguyên / Nguyễn Thế Chinh .-  Chi tiết
3. Kinh tế du lịch trong mối quan hệ biện chứng với phát triển văn hóa ở Tây Nguyên hiện nay / Trương Trần Hoàng Phúc .-  Chi tiết
4. Khoa học và công nghệ trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 /  Chi tiết
5. Khảo sát khả năng ức chế của cao chiết ethanol hạt xay nhung trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh / Bùi Thị Kim Lý .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 80010 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9527 
4. Sách bộ: 2368 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.