THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 137
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,473,853
Hôm nay: 594
Đang xem: 160
QUẦN THỂ TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ VÀ QUẢNG TRƯỜNG ĐẠI ĐOÀN KẾT, MỘT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA TÂY NGUYÊN (10/11/2014)

Sinh thời, vì hoàn cảnh đất nước chia cắt, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu chưa từng đến Tây Nguyên thăm đồng bào nhưng tấm lòng của Người luôn hướng về miền đất ruột thịt xa xôi này. Chưa được gặp Bác nhưng hình ảnh của Bác luôn hiện hữu trong lòng dân các dân tộc Tây Nguyên, nhân dân Tây Nguyên nói chung, nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai nói riêng, luôn thành kính tin tưởng, đi theo Người, dành cho Người những tình cảm yêu quí nhất.
Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của Người vẫn mãi mãi in sâu trong tâm trí lớp lớp cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân Tây Nguyên. Xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên chính là việc làm bày tỏ lòng kính yêu Bác, thể hiện nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung đối với Người.
Thể theo nguyện vọng tha thiết của nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, mong muốn được dựng tượng Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, để nhân dân được thăm viếng, tỏ lòng thành kính, đời đời biết ơn và học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người. Ngày 02 tháng 8 năm 2008, Bộ Chính trị có Thông báo số 171-TB/TW về việc đồng ý cho tỉnh Gia Lai được xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên.  Ngày 21 tháng 9 năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý mẫu tượng Bác Hồ, bức phù điêu các dân tộc Tây Nguyên và tên gọi Quảng trường Đại Đoàn Kết ở trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Qua hai năm thi công, ngày 09/12/2012 Tượng đài đã được khánh thành trong niềm vui dâng trào của người dân Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Sau bao năm mơ ước đến nay giữa trung tâm thành phố Pleiku mù sương đã hiện ra một ngọn núi Hàm Rồng huyền thoại mới, với mơn mởn xanh tươi hoa lá, cỏ cây tràn đầy sức sống, đứng vững chãi và uy nghi, làm điểm tựa vững chắc cho sự vĩnh hằng của tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Nơi đây sẽ chan hòa tình thân thương của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đến với Bác và ở đó mọi người cũng nhận được sự thiết tha bao la với tinh thần đại đoàn kết của Người thật gần gũi và thân thương. Trên Quảng trường Đại Đoàn Kết lại tung tăng, ríu rít những bước chân bé nhỏ của các cháu thiếu nhi, điềm tĩnh những bước chân chậm rãi của các cụ ông, cụ bà khoan thai hít thở, bẽn lẽn tay trong tay các đôi nam nữ thanh niên và sự chào đón chân thành mọi du khách khi đến với Phố Núi Pleiku. Người dân Gia Lai đã có một không gian mới giữa trung tâm thành phố Pleiku, không gian của nghệ thuật, của niềm tin, của sự quãng đại, xứng đáng là không gian văn hóa của sự kết hợp kiến trúc và mỹ thuật trong quần thể cụm tượng đài Bác Hồ và Quảng trường Đại Đoàn Kết tỉnh Gia Lai.
Để thuận tiện cho việc tham quan của du khách, BQL quảng trường Đại Đoàn Kết giới thiệu những nét chính của các hạng mục của công trình:
Tượng Bác Hồ: Tượng đài Bác được Hội đồng nghệ thuật công trình tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai giới thiệu mẫu, thông qua các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến chọn mẫu, tỉnh đã thống nhất chọn mẫu tượng Bác Hồ của nhà điêu khắc Phạm Bá Đua - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tượng Bác được đặt ở vị trí trung tâm là huyệt huyền vũ có thế tả thanh long, hữu bạch hổ và nhìn ra xa là hướng đông nam với phong cảnh hữu tình, phía trước là ấn minh đường. Tượng Bác Hồ được làm bằng đồng tấm dày 5 ly, với công nghệ gò ép, khung xương tượng được làm bằng thép không rỉ, chiều cao tượng 10,8m, tượng nặng 16 tấn, tượng đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4,5m, kết cấu móng bê tông cốt thép khoan cọc nhồi, ốp đá tự nhiên lớn nhất Việt Nam so với thời điểm hiện tại. Kết cấu tượng và bệ tượng được các nhà khoa học tính toán rất kỹ, công trình có thể chịu được động đất 7 độ richter, gió xoáy cấp 12 và nhiệt độ đến 90°C mà không bị biến dạng. Công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên sẽ là nơi để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thể hiện lòng tôn kính đối với Bác Hồ, là nơi để chúng ta dâng hoa báo công với Người, là nơi có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng đối với các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Bức phù điêu các dân tộc Tây Nguyên: Phía sau tượng Bác là bức phù điêu được làm theo ý tưởng của tỉnh, thông qua các hội nghị, hội thảo và ý kiến của Hội đồng nghệ thuật đã chọn mẫu của nhà điêu khắc Lê Lạng Lương - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Tổng thể bức phù điêu là hình những cánh hoa sen cách điệu, đây là bức phù điêu lớn nhất Việt Nam được làm từ chất liệu đá xanh Thanh Hoá, có diện tích bề mặt là 600m², dài 58m, nặng 1.000 tấn, được ốp vào tường bê tông cốt thép; hình ảnh trên phù điêu được thực hiện tại làng nghề ở tỉnh Ninh Bình và vận chuyển vào Gia Lai để lắp ráp. Ở giữa bức phù điêu là những hình ảnh nói về đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên trái là lịch sử đấu tranh trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của các dân tộc Tây Nguyên, bên phải là những thành tựu về kinh tế trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp… của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và một số hình ảnh đặc trưng mà khi nhìn vào chúng ta có thể cảm nhận ngay được sức sống hơi thở của vùng đất này.
Dàn cồng chiêng Tây Nguyên: Hai bên tượng Bác là hai chiếc trống và hai dàn cồng chiêng lớn nhất Việt Nam đã được sách kỷ lục Guiness Việt Nam công nhận. Với sự tài trợ vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, có giá trị gần 7 tỷ đồng. Dàn cồng chiêng này bao gồm:
+ 02 bộ cồng gồm 10 chiếc, cái lớn nhất có đường kính 2m và cái nhỏ nhất có đường kính 1,1m.
+ 02 bộ chiêng gồm 12 chiếc, cái lớn nhất có đường kính 1,6m và cái nhỏ nhất có đường kính 1,2m.
+ 02 trống, có đường kính 1,2m và dài 1,5m, được treo lên các trụ đá bazan tự nhiên.
Sân tượng đài Bác Hồ: Sân tượng đài có diện tích là 5.950m², mặt sân lát đá bazan đặc trưng chỉ có ở Tây Nguyên, có kích thước (120×60×50)cm, trên nền sân bằng bê tông cốt thép, được trang trí các hoa văn kỷ hà và hoa sen, kết hợp với lan can bằng đá chạm trổ hoa, hệ thống cây xanh, cây cảnh tạo nên cảnh quan trang nghiêm và đạt yêu cầu về tính mỹ quan, nghệ thuật cao.
Mô hình Núi Hàm Rồng: Phía sau lưng Bác là một hòn núi nhân tạo được xây dựng mô phỏng theo dáng núi Hàm Rồng, một ngọn núi cao nhất của Cao nguyên Pleiku. Mô hình núi Hàm Rồng thu nhỏ có đỉnh cao nhất là 15m với diện tích là 7.820m² và được trồng cỏ, các loại cây bản địa như sao đen, dầu nước, sanh, k’nia, thông…
Quảng trường Đại Đoàn Kết: Công trình tượng Bác nằm trong quần thể kiến trúc Quảng trường, cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng cổ vật và tượng đài Anh hùng Núp đã tạo nên một quần thể văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật đẹp, gắn kết, hài hoà. Quảng Trường có tổng diện tích là 12,5 ha với vị trí đông bắc giáp Bảo tàng tổng hợp, Tây Bắc giáp khu dân cư, Đông Nam giáp đường Lê Lợi, Tây Nam giáp đường Lý Tự Trọng và đường Anh Hùng Núp.
Khu vực sân của Quảng trường với diện tích là 23.823m², có 205 ô cỏ lá gừng, giữa các ô cỏ có đường đi dành cho người đi bộ, được lát bằng đá bazan.

Thạch thư Bác Hồ: Vào ngày 19 tháng 4 năm 1946 một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các dân tộc thiểu số miền Nam Việt Nam - Đại hội các dân tộc thiểu số Miền Nam Việt Nam lần đầu tiền đã diễn ra tại TP Pleiku với hơn 1.000 Đại biểu tham dự. Đại hội đã vinh dự được đón thư Bác Hồ do đồng chí Tố Hữu và đồng chí Bùi San mang đến. Toàn văn bức thư của Bác gửi cho Đại Hội được khắc lên một tảng đá granite nguyên khối, nặng hơn 135 tấn, cao 6m, rộng 3,5m, dày 2,5m, mặt trước được gia công phẳng để khắc toàn văn nội dung thư Bác Hồ. Khối đá hoa cương khắc Thư của Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam được Hội Đá quý Việt Nam công nhận là Bức thư khắc trên khối đá nặng nhất Việt Nam.
Cột cờ: Ở giữa sân Quảng trường là cột cờ cao 25m, đường kính gốc 420mm, ngọn 160mm, lá cờ có diện tích trên 40m2, cột cờ thiết kế rất đặc biệt xoay được 360o nên không bị cuốn vào cột cờ, có hệ thống ròng rọc kéo cờ lên, xuống hiện đại; bên dưới bậc cột cờ được lát đá granite màu đỏ.
Tháp đá Đại Đoàn Kết: Bên trái Quảng trường hướng nhìn lên tượng Bác, giữa quần thể cây xanh là một công trình gồm 54 trụ đá bazan tự nhiên, đây là loại đá đặc trưng chỉ có ở vùng đất bazan. Tháp đá bazan có chiều cao 12m, mỗi cây đá có chiều cao trung bình từ 3 - 3,7m, có đường kính từ 40cm đến 60cm, được liên kết thành hình tròn, xếp thành 3 tầng, tạo hình nghệ thuật tượng trưng cho sự đoàn kết thành một khối vững chắc của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Tháp đá biểu tượng của sự đoàn kết 54 dân tộc Việt Nam được Hội Đá quý Việt Nam công nhận là Tháp núi hợp bởi nhiều trụ đá bazan nhất và là ngọn tháp núi đầu tiên ở Việt Nam.

Nhà bát giác: Xung quanh Quảng trường có 05 nhà bát giác, với diện tích xây dựng là 23,5m²/01 nhà, kết cấu bằng gỗ tự nhiên của tỉnh Gia Lai và mang phong cách kiến trúc cung đình, được thi công bởi các nghệ nhân người Huế.
Với ý thức xây dựng công trình cho nhân dân nên từ quy hoạch, thiết kế đến xây dựng đều được tính đến việc phục vụ nhân dân. Nơi đây là địa điểm tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử quan trọng của tỉnh; là nơi vui chơi hàng ngày của nhân dân. Từ các lối đi đến các bậc tam cấp, các bó vỉa, các viền bồn hoa, gốc cây, các đôn đá đều là nơi cho mọi người có thể đi dạo và ngồi nghỉ; có các kiốt bán hàng lưu niệm, chụp ảnh cho du khách, ngắm cảnh, trên các bàn đá được khắc hình bàn cờ để nhân dân chơi đánh cờ, có đường đẩy xe lăn cho người tàn tật đến với Bác; có nơi vui chơi cho các cháu thanh thiếu niên, học sinh… là nơi có đủ điều kiện để tổ chức nhiều sự kiện cùng một lúc.
Công trình tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và quần thể Quảng trường Đại Đoàn Kết là công trình văn hoá có ý nghĩa lịch sử và nhân văn tiêu biểu của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên không những là niềm tự hào của Đảng bộ, Chính quyền và người dân tỉnh Gia Lai mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Đây là một công trình lịch sử văn hóa mang tầm thời đại của địa phương, một biểu tượng sinh động về tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Bác, là di sản văn hóa vô giá để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau./.

Theo vhttdl.gialai.gov.vn

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Bảo vệ và xây dựng đất nước theo tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ / 2024 Chi tiết
2. Sử Việt - Chuyện hay nhớ mãi / Lê Thái Dũng .- 2023 Chi tiết
3. Tết cổ truyền - Kết tinh văn hoá dân tộc trong phong tục / 2023 Chi tiết
4. Nhân tài nước Việt / 2023 Chi tiết
5. Nhà - làng - nước trong văn hoá Việt Nam / 2024 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Luật tục Ê-đê trong quản lý phát triển xã hội buôn làng / Phạm Thị Xuân Nga .-  Chi tiết
2. Kinh tế tuần hoàn trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho Tây Nguyên / Nguyễn Thế Chinh .-  Chi tiết
3. Kinh tế du lịch trong mối quan hệ biện chứng với phát triển văn hóa ở Tây Nguyên hiện nay / Trương Trần Hoàng Phúc .-  Chi tiết
4. Khoa học và công nghệ trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 /  Chi tiết
5. Khảo sát khả năng ức chế của cao chiết ethanol hạt xay nhung trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh / Bùi Thị Kim Lý .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 80010 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9527 
4. Sách bộ: 2368 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.