THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 134
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,200,936
Hôm nay: 869
Đang xem: 243
VUA LỬA, VUA NƯỚC MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI JRAI (26/01/2016)
Từ lâu vấn đề vua lửa, vua nước của người Jrai được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm nghiên cứu, song khi nghiên cứu không ít các nhà nghiên cứu coi đây chỉ là hiện tượng thờ cúng đơn thuần, điều này cũng dễ hiểu vì người Tây Nguyên vẫn còn trong thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ, tục thờ cúng đa thần do đó khi nghiên cứu nó dễ rơi vào tình trạng đánh giá không chính xác hoặc cách nghiên cứu về ngôn từ, tên gọi là “vua” cũng không chính xác.

Người Jrai gọi là Pơ Tau Pui có sách viết là Pa Tau Pul, p’tau Pui… người Êđê gọi là M’tao Pui có sách viết là Ma Tau Pui để tiện cho việc nghiên cứu cũng như thống nhất cách gọi tôi xin viết là Pơ Tau Pui. Đa số các nhà nghiên cứu đều hiểu Pơ Tau mang ý nghĩa là VUA, điều này có phần khiêng cưỡng và không phù hợp với tiến trình và sự phát triển xã hội của tộc người Jrai nói riêng và một số các dân tộc ở T ây Nguyên nói chung, nói một cách khác xã hội Tây nguyên nói chung, tộc người Jrai nói riêng chưa thể phát triển và hình thành nên một xã hội vương quyền mà trong đó có quan lại, thê thiếp và quân đội…. vậy trong tiếng Jrai Pơ Tau Pui mang ý nghĩa thế nào:

 

Pơ Tau nghĩa là người có quyền lực về mặt tâm linh trong xã hội và là người có thể hoán vũ gọi mưa hoặc truyền ý của thần linh đến dân chúng, là người được thần linh giao cho trọng trách trông coi mọi vấn đề liên quan đến tâm linh và đời sống con người…là người có thể giao lưu trực tiếp với thần linh, biểu tượng lớn nhất của quyền lực mà Pơ Tau nắm giữ là là một cây kiếm “thần”. (chính vì cây kiếm này mà một viên quan người Pháp tên là Odend’hal bi giết chết). Pui có nghĩa là lửa, hàm ý ở đây có thể tạm dịch là: (vì không có từ ngữ dịch đối xứng cho phù hợp tôi xin tạm gọi là “Tù trưởng”) Tù trưởng Lửa mà lâu nay các nhà nghiên cứu thường gọi là:Vua Lửa. Nếu hiểu theo cách Pơ Tau Pui là vua thì thực tế vua phải có nhà nước, chính quyền, quân đội…. và các mối quan hệ xã hội đã có các tầng lớp vương quyền quan lại cụ thể, hay nói một cách khác là một nhà nước vương quyền  hoàn chỉnh, trong khi đó xã hội Tây Nguyên lúc bấy giờ còn mang tính cộng đồng sơ khai chưa phải là một nhà nước, cho dù là một nhà nước manh nha, vì vậy cách gọi Vua Lửa là không phù hợp.

 Vào thế kỷ XVII người Tây Nguyên đã có mối bang giao với triều đình nhà Nguyễn phong chức Tam phẩm (năm 1841)… theo sách cũ ghi là Hỏa xá và Thủy xá (không rõ chữ Xá mang ý nghĩa cụ thể nào), như vậy Pơ Tau Pui còn có tên gọi khác mà sách ghi lai của triều đình nhà Nguyễn là Hoả xá….chữ Xá ở đây không biết có mang ý nghĩa hán việt hay không (ví dụ: đường xá, cư xá, phố xá, ký túc xá, tịnh xá..v…v…)….qua sử sách ghi lại ta còn thấy nổi lên một nhân vật “đối lập”( tính chất) với Pơ Tau Pui là Pơ Tau Ia (Ea) mà rất ít người biết đến nhân vật này, điều này cho chúng ta một khái niệm đối lập trong một chỉnh thể của một sự vật, hiện tượng mà bất cứ ở đâu ta cũng có thể bắt gặp trong xã hội cũng như trong tự nhiên…ngoài ra trong dân gian còn có lưu truyền về một Pơ tau khác là Pơ tau Anghinh “vua gió”…rất ít tư liệu nghiên cứu về vị Pơ tau này nên chúng tôi không nhắc đến ở đây.

Từ nhiều thế kỷ nay Hỏa xá và Thủy xá là hai vị Pơ Tau được đồng bào Jrai, Êđê cũng như khắp các vùng lân cận như Lào, Campuchia và các dân tộc khác biết đến, đến nay vẫn được một bộ phận tộc người Jrai, Êđê tôn sùng. Tuy nhiên vẫn chưa làm rõ 2 vấn đề:

- Một là vai trò của Pơ Tau Ia trong cộng đồng tộc người Jrai, Êđê…
- Hai là sự tồn tại của Pơ Tau Ia trong quá trình hình thành cũng như phát triển và mất đi của nó ở thời kỳ trước.

 Người Êđê và người Jrai đều tôn thờ hoặc công nhận có sự tôn thờ vua lửa và vua nước, theo tôi được biết vai trò của Pơ Tau Ia hết sức quan trọng trong đời sống, đặc biệt vùng Tây Nguyên một năm chỉ có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, việc canh tác sản xuất ngày xưa hoàn toàn dựa vào tự nhiên vì trong quan niệm của đồng bào Jrai, Êđê… thì nước được ví như người Mẹ, và nước có tầm quan trọng trong đời sống con người Tây Nguyên, mặt khác theo họ nước thì hiền hòa bao dung là cái hồn để cầu khấn…., còn lửa biểu hiện cho sự nóng nảy nên được cho là người Con, điều này rất phù hợp với quan niệm theo chế độ xã hội Mẫu Hệ của người Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay rất ít người biết đến Pơ Tau Ia vì có những lý do nào đó mà nay đã thất truyền….

 Với chế độ mẫu hệ như vậy, khi Pơ Tau Ia chết thì việc truyền lại “sứ mạng” này phải cho dòng họ nhà vợ, nhưng người được nắm giữ quyền lực này phải là người đàn ông. Bảo vật thể hiện quyền lực đối với Pơ Tau Pui là một thanh gươm, còn đối với Pơ Tau Ia thì chưa rõ là vật gì, có thông tin cho rằng đó là hòn “đá thiêng”..?., việc trao quyền lực này phụ thuộc vào nhà gái ví dụ: trao lại con trai, cháu trai, con rể bên dòng họ nhà gái. Việc Pơ Tau Ia ít được nhắc đến theo tôi được nghe kể lại là do dòng họ ấy không có người đàn ông có đủ khả năng kế tục nhiệm vụ làm Pơ Tau… Theo sử cũ ghi lại (les jungies Moi của Henri Matre) thì năm 1558 người Jrai ( có thể là Vua nước) đã có mối quan hệ “bang giao” với nhà Nguyễn trong việc thần phục và cống nạp cho triều đình Huế… nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng lúc bấy giờ(1558) triều đình Việt Nam còn ở Thăng Long Hà Nội, việc triều cống này có thể chỉ là triều cống cho Chúa Nguyễn thời kỳ “ Nguyễn Hoàng mới di nhập vào đàng trong trấn thủ tại Ái Tử- Quảng Trị đến năm 1587 mới dời về Phú Xuân sau gọi là Thuận Hoá- Huế ngày nay…nói như vậy để thấy rằng “ tiểu quốc” của vua lửa vua nước đã có quan hệ với nhà Nguyễn nói chính xác là nhà Hậu Lê đã có từ lâu ( Đại Việt sử ký toàn thư )…..

Một vấn đề cần được làm sáng tỏ nữa là trước đây báu vật ấy được cất giấu ở trong núi hầu như không ai được phép nhìn thấy và mọi người biết đến thông qua người khác nói lại, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ về điều này họ cho là không có thực mà cho đó chỉ là yếu tố tâm linh. Thời kỳ Pháp lên Tây Nguyên có một viên quan Pháp có ý định xem báu vật nên đã bị giết cả đoàn tùy tùng, điều này có thể giải thích rất rõ ràng rằng viên quan người Pháp đã không hiểu và không tôn trọng phong tục tập quán cũng như tâm linh của người Jrai về cây “kiếm thần” này. (Tuy nhiên sau bao nhiêu năm thăng trầm biến cố lịch sử tính “thiêng” trong cây kiếm “thần” này cũng không còn ý nghĩa như trước nữa, hiện nay cây kiếm này đã được gia đình Pơ Tau Pui cất giấu tận trong rừng sâu đem về và đã bàn giao lại cho khu di tích Pơ Tau Pui cấp quốc gia thuộc Plei Ơi tại Phú Thiện  tỉnh Gia Lai trưng bày. Sử cũ cũng ghi lại Pơ Tau Apui do dòng họ Siu (sách ghi là Xeu) nắm giữ, Pơ Tau Ia do dòng họ Rơ Chom, hay Rơ Chăm (sách ghi là Recham)

Với người Tây Nguyên chuẩn bị cho một nghi thức cúng tế lễ hệ trọng, như tiếp khách, đến việc làm một cái giường độc mộc…. khi hoàn thành thì việc lấy chiêng ra đánh đều phải cúng xin phép thần linh, xong rồi mới được sử dụng, đó là vật nhỏ huống hồ thanh gươm là một vật linh thiêng, lại chỉ đem ra xem chơi  là đụng chạm đến thần linh, chưa nói tới việc lòng tin, tín ngưỡng của đồng bào bị động chạm, người ta cho rằng nếu đem cây kiếm ấy về làng hoặc mở ra xem sẽ bị thần linh nổi giận mà gây nên hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh…. Tôi được nghe kể lại rằng muốn thấy được thanh gươm ấy thì phải nhân sự kiện nào đó và  cúng bái thần linh để đem thanh gươm ấy ra cũng hết sức linh đình và tốn kém. Theo quan niệm của đồng bào thì Pơ Tau Pui có thể làm ra bệnh dịch, mất mùa, hạn hán, chữa bệnh,  nên khi vua lửa đi đến đâu cũng được người dân cúng bái, dâng lễ vật cho Pơ Tau để ông ta ban phép cho tai qua nạn khỏi, đồng thời vua lửa cũng làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên cũng phải cúng bái để vua làm phép, vì vậy cách gọi Vua Lửa là không chính xác do đó cần hiểu một cách đúng hơn đó là người có quyền lực nhất định về sức mạnh tâm linh, người ta không sợ cá nhân ông ta mà sợ vì ông ấy có cây “kiếm thần”….người ta tin rằng đứng gần ông ta cũng có thể nguy hại đến tính mạng vì “hơi sức” của ông ta quá mạnh.

Cho đến nay cương vực lãnh thổ của hai vị Pơ Tau này vẫn còn nhiều điều rất mơ hồ không rõ ràng tất cả các ghi chép của Lê Quý Đôn, Trương Minh Giảng, cũng như sử sách nhà Nguyễn (Đại-nam-chính-biên-liệt-truyện quyển 32 trang 33) “nước Thuỷ xá ở về phía đông, nước Hoả xá ở về phía tây giữa hai nước có núi Bà Nam làm địa giới, tất cả đều nằm trên phần đất Nam Bàn”?...chỉ chi tiết tên gọi này thôi cũng đã cho ta thấy một bức tranh xã hội mang yếu tố màu sắc Chăm khá rõ nét. (nếu có điều kiện chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này…). Và nếu cứ theo đó mà tìm thì chắc chắn chúng ta khó mà xác định được cương vực lãnh thổ của hai vị Pơ Tau trên.

Cũng trong sử liệu, báo cáo của các quan lại tỉnh Phú An (nay là Phú Yên) thời chúa Nguyễn cho ta thấy thực tế Thuỷ xá (Pơ Tau Ia) mới là người đầu tiên có mối quan hệ và “thần phục” Chúa Nguyễn thông qua cống nạp lễ vật, sản vật rừng….như ngà voi, tê giác mật ong, gỗ quý.v..v. việc có mối liên hệ từ lâu như đã nói ở trên giữa tộc người Jrai với nhà Nguyễn nhưng mãi tới năm 1831 ( sử liệu: Sơ lược về chính sách thượng vụ trong lịch sử Việt Nam- của Paul Nul) thì Thuỷ xá mới cống nạp cho nhà Nguyễn còn Hoả xá thì mãi tới năm 1841 khi Thiệu Trị lên ngôi vua thì Hoả xá mới xin triều cống
 Về mặt xã hội nhìn chung đây có thể chỉ là một hiện tượng tín ngưỡng đang manh nha, hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo nhất thần trong một xã hội đa thần mà những tù trưởng (khoa buôn) hay cá nhân đã được thần thánh hóa qua một báu vật như cây kiếm, hòn đá thần….

Việc xuất hiện hiện tượng này cũng là thể hiện lòng mong ước của người dân Jrai có một vị thần có có khả năng hoán vũ gọi mưa, có thể giúp đỡ đem lại sự may mắn sức khoẻ mùa màng tốt tươi cho cuộc sống người dân được no đủ….Và nó cần phải có, phải xuất hiện khi mà xã hội Tây Nguyên còn quá sơ khai trong quá trình phát triển xã hội…
Đây cũng là một hiện tượng tín ngưỡng văn hoá cần được quan tâm nghiên cứu là hiện tượng mà trong đó còn lưu giữ rất nhiều bản sắc văn hoá truyền thống của người Jrai, thông qua nó ta có thể hiểu sâu hơn về quan niệm thần linh của người Jrai mà đặc biệt hơn cả là nó mang giá trị tính lịch sử của một giai đoạn lịch sử phát triển Việt Nam.


                                                                                              Th.s Nay Kỳ Hiệp (Phó Giám đốc Sở VHTTDL)

 

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Chiến tranh pháp lý và thực tiễn áp dụng ở biển đông / Nguyễn Hồng Thao,Trần Thị Kim Nguyên,Nguyễn Thu Giang,Nguyễn Mai Hương .- 2023 Chi tiết
2. Tổng hợp các bài toán phổ dụng Đại số 7 / 2022 Chi tiết
3. Tổng hợp các bài toán phổ dụng hình học 8 / 2023 Chi tiết
4. Nam tram 500 bài tập cơ bản và nâng cao Toán 6 / Nguyễn Đức Tấn .- 2022 Chi tiết
5. Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc - Xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc / Nguyễn Phú Trọng .- 2023 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Vận dụng lí thuyết bối cảnh vào nghiên cứu tục ngữ ÊĐê / Nguyễn Hữu Nghĩa .-  Chi tiết
2. Văn học Tây Nguyên sau 1975 - bản sắc dân tộc và tính hiện đại / Lê Dục Tú .-  Chi tiết
3. Xây dựng "thế trận lòng dân" ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới kết quả và kinh nghiệm / Phạm Văn Hồ .-  Chi tiết
4. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, "thế trận lòng dân" vững chắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai / Cao Thị Hiệu .-  Chi tiết
5. Xuân ấy ở Đăk Plô / Hương Ngân .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 78892 
2. Bài trích: 17153 
3. Sách tập: 9381 
4. Sách bộ: 2321 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.