THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 136
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,422,540
Hôm nay: 98
Đang xem: 42
Uống nước nhớ nguồn (12/01/2015)

Hằng ngày khi những cuốn sách được giở ra trong trường học, những trang báo được lật ra đây đó trên khắp các đường phố Việt Nam, cả những trang Web Việt ngữ mênh mông trên mạng... có khi nào ta bình tâm để nghĩ về cái gốc gác thiêng liêng của “Tiếng” nước mình, về con chữ, và cả người đã tạo ra con chữ.

1. ALEXANDRE DE RHODES.daclo.jpg

Alexandre de Rhodes (tên tiếng Việt là Đắc-Lộ) sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591, mất ngày 5 tháng 11 năm 1660. Ông là một nhà truyền giáo dòng Tên người Avignon và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh.

Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói: "Chúng ta - dân tộc Việt Nam mang ơn ông ấy (Alexandre de Rhodes) là một sự thật", và ông Kiệt luôn trăn trở một nỗi niềm là tạc cho được một bức tượng về Alexandre de Rhodes, ông bảo trước hết cho chính ông, để ông với tư cách một người Việt tỏ lòng tri ân người có đóng góp cho dân tộc.

2. HÀN THUYÊN

Tên thật là Nguyễn Thuyên, quê ở làng Lão Hạ, huyện Thanh Lâm, nay thuộc Nam Sách, tỉnh Hải Dương, (có sách chép ông quê ở làng Vụ Cầu, huyện Hạ Hòa, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông đỗ thái học sinh năm 1256, làm quan trải mấy triều vua Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Tương truyền ông làm ra chữ Nôm.hanthuyen.jpg

 Ông là tác giả nhiều bài thơ, trong đó có tập thơ "Phi sa giản tập" viết bằng chữ Nôm. Thơ ông viết về thiên nhiên cây cỏ, thanh thản mà tao nhã.

Ông nổi tiếng với bài Văn tế cá sấu viết tháng 8-1282. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép:

"Mùa thu năm Nhâm Ngọ 1282, khi quân Nguyên đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2; bấy giờ có cá sấu đến sông . Vua sai Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự nhiên đi mất. Vua xem việc này giống như việc Hàn Dũ (đời nhà Đường - Trung Quốc), cho đổi họ là Hàn Thuyên.

Bài "Văn tế cá sấu" của Hàn Thuyên như sau:

Ngặc ngư kia hỡi mày có hay

Biển Đông rộng rãi là nơi này

Phú Lương đây thuộc về thánh vực

Lạc lối đâu mà lại đến đây

Há chẳng nhớ rằng nước Việt xưa

Dân quen chài lưới chẳng tay vừa

Đời Hùng vẽ mình vua từng dạy

Xuống nước giao long cũng phải chừa

Thánh thần nối dõi bản triều nay

Dấy từ Hải Ấp ngôi trời thay

Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh

Biển lặng sông trong mới có rày

Hùm thiêng xa dấu dân cày cấy

Nhân vật đều yên đâu ở đấy

Ta vâng đế mạng bảo cho mày

Hãy vào biển Đông mà vùng vẫy

Hàn Thuyên giỏi thơ Nôm. Ông được xem là người phát triển, phổ biến chữ Nôm của Việt Nam. Ông là người đầu tiên dùng luật thơ Đường vào thơ Nôm, nên đời sau gọi thơ Nôm theo Đường luậtHàn luật.

Theo thuvienquocgia.vn

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Cánh diều hình nốt nhạc / Niê Thanh Mai,Hau Phan .- 2024 Chi tiết
2. Một vụ phá án / Quyên Gavoye .- 2024 Chi tiết
3. Nết Na và Cù Nhây / Yên Khương .- 2024 Chi tiết
4. Cuộc phiêu lưu của Còng gió vân xanh / Lê Đức Dương .- 2024 Chi tiết
5. Bạn có thích làm mèo? / Đ. T. Hoài Thư .- 2024 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Phát huy giá trị tinh thần, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, góp phần giữ vững sự ổn định, hòa bình, tạo động lực trong phát triển / Phạm Xuân Hoàng .-  Chi tiết
2. Phát triển giáo dục đào tạo vùng Tây Nguyên những thuận lợi, thách thức và giải pháp đặt ra / Lương Hữu Nam .-  Chi tiết
3. Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới / Phạm Xuân Hoàng .-  Chi tiết
4. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên hiện nay và một số giải pháp / Trương Thị Hạnh .-  Chi tiết
5. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Tây Nguyên những năm 1961-1963 / Cao Thị Thu Hiền .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 79673 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9517 
4. Sách bộ: 2361 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.