THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 139
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,723,040
Hôm nay: 1,111
Đang xem: 482
Thổ cẩm Tây Nguyên (31/12/2010)

Nghề trồng bông dệt vải của các dân tộc Tây Nguyên đã có từ lâu đời. Sau mùa làm nương rẫy, người phụ nữ lại ngồi bên khung dệt để làm nên những chiếc váy, khăn đội đầu, tấm địu, túi thổ cẩm... Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động khá công phu và mệt nhọc. Công việc được tiến hành từng bước: trồng bông, cán bông, kéo sợi, nhuộm màu và dệt. Khung dệt có loại chuyên dành cho việc dệt váy, chăn, tấm đắp. Một loại khác chuyên dệt những tấm vải có kích thước nhỏ hơn như túi thổ cẩm, khăn địu, khố...

        Các màu sắc, hoa văn đều được dệt cùng lúc nên có thể nói những người làm ra nó là những người thợ dệt đồng thời là những thợ thêu. Màu sắc của sợi được nhuộm từ các loại cây khác nhau. Màu đen được nhuộm từ lá cây mo, màu chàm nhuộm từ cây truôn nhây, kpai, lá cây tơ rum; màu đỏ từ cây hoang nâu... Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, nền vải màu đen đặc trưng cho đất đai mà cả cuộc đời họ gắn bó lúc sống cũng như lúc chết; màu đỏ biểu tượng cho sự đam mê, cho sự vươn lên, cho khát vọng, tình yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Với người Êđê, màu đen và đỏ là 2 màu được ưa chuộng nhất. Các mô hình bố cục và cách thức tranh trí trên thổ cẩm đều thể hiện theo chiều ngang của tấm vải khi dệt. Hoa văn thường chạy dọc theo mép và phần giữa của khổ vải. Nếu là váy thì các hoa văn tập trung ở mép vải và phần trước của tấm váy khi mặc.

        Còn trên chăn, chủ yếu được trang trí ở khoảng giữa, tạo thành một mảng lớn với những hoa văn sặc sỡ và công phu. Đối tượng miêu tả được lấy từ thiên nhiên hoặc những vật dụng gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Hoa văn trên vải cũng mang những mô típ giống như hoa văn trên gùi, trên cột gương, cột đâm trâu... Các họa tiết đều mang tính cách điệu cao và thường thể hiện bằng các hoa văn chấm dải, gồm các mô típ: bông hoa, con chim, con ba ba, chiêng, ché, ngà voi...

         Ngày xưa, các cô gái của buôn làng khi lớn lên đều được người mẹ bày cho cách dệt vải để không chỉ dệt cho mình những bộ váy đẹp mà cho cả gia đình sau này. Những bộ váy đẹp nhất được dành cho những ngày lễ hội, cưới xin khi dân làng tụ họp vui vẻ trong tiếng cồng chiêng. Cô gái nào có bộ váy đẹp cũng chính là người chăm chỉ giỏi giang, được nhiều chàng trai để mắt tới càng có điều kiện lựa chọn để "bắt chồng".

         Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Tây Nguyên không chỉ tạo nên tính đa dạng của sản phẩm thổ cẩm, tôn thêm nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc mà còn giải quyết vấn đề việc làm nhằm tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống vốn còn rất thấp của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt vẫn là thị trường tiêu thụ. Điều này đang rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của các ngành liên quan.

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2025 Chi tiết
2. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2025 Chi tiết
3. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2022 Chi tiết
4. Mu¿i 10 vạn câu hỏi vì sao - Trái đất diệu kỳ / Tuệ Minh .- 2025 Chi tiết
5. Mu¿i 10 vạn câu hỏi vì sao - Thế giới động vật: Động vật hoang dã và động vật nuôi / Tuệ Minh .- 2025 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Ấm lòng bữa cơm “2k” giữa lòng phố núi / Hồ, Hải Nam .-  Chi tiết
2. Phẫu thuật kỹ thuật cao ở Bệnh viện 211 cũng rất thiện chiến / Gia Minh .-  Chi tiết
3. Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong thúc đẩy bình đẳng giới / Kiên Quốc .-  Chi tiết
4. Lan man váy khố nhân một bức ảnh / Văn, Công Hùng .-  Chi tiết
5. Khơi thông nguồn lực văn hóa góp phần phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn, Anh Sơn .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 80677 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9672 
4. Sách bộ: 2404 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1302 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.