THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 139
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,723,347
Hôm nay: 1,418
Đang xem: 558
Đặc điểm của âm nhạc dân gian Bahnar ở Gia Lai (30/07/2014)
Dân tộc Bahnar với số người hiện nay ước tính khoảng trên 25 vạn. Địa bàn sinh sống chủ yếu của người Bahnar trải rộng từ Kon Tum, Gia Lai xuống một số huyện miền núi các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Riêng ở tỉnh Gia Lai, người Bahnar có khoảng 145.000 người.
Có thể nói, âm nhạc hầu như có mặt trong tất cả các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của người Bahnar: Âm nhạc gắn liền với lễ hội, văn học, phong tục tập quán... Trải qua bao biến thiên của lịch sử, âm nhạc cũng như văn hóa dân gian Bahnar vẫn còn giữ được vẻ mộc mạc, hồn nhiên, lắng đọng nhưng không kém phần tinh tế, bay bổng như chính bản chất các chủ thể đã sáng tạo ra nó.
Sự mộc mạc, nguyên sơ trong chất liệu chế tác nhạc cụ; sự mềm mại, uyển chuyển trong giai điệu, tiết tấu; âm hưởng đượm buồn, lắng đọng nhưng lại tinh tế vang xa. Tất cả những điều đó đã tạo cho âm nhạc dân gian Bahnar một phong cách độc đáo, vừa gần gũi, hồn nhiên, trầm hùng và chững chạc vừa linh thiêng, xa xăm huyền thoại, đặc biệt là lối sử dụng quãng 4 tăng trong tiến hành giai điệu (TS. Lều Kim Thanh gọi là quãng 4 già) và lối kết-một kiểu kết câu/đoạn hết sức độc đáo.
      Về thang âm điệu thức: Cho đến nay, người Bahnar ở Gia Lai vẫn còn sử dụng nhiều dạng thang âm điệu thức được coi là rất cổ, bởi nó được hình thành và phát triển từ buổi bình minh của nhân loại. Đó là hệ thống thang 3 âm, 4 âm, 5 âm, 6 âm và các phương thức kết hợp dạng thức của nó. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết xin giới thiệu đôi nét về thang âm điệu thức 5 âm trong âm nhạc dân gian Bahnar ở Gia Lai. Đó là hệ thống thang âm điệu thức 5 âm hết sức phong phú và độc đáo.
     Nó vừa là một hiện tượng mang tính phổ biến trong âm nhạc dân gian của các dân tộc Việt Nam, vừa là hiện tượng mang tính đặc thù của kho tàng âm nhạc dân gian Bahnar. Trong âm nhạc dân gian của các dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy một số dạng thang âm điệu thức tương đồng về mặt cấu tạo, nhưng cách vận động của những giai điệu lại phụ thuộc rất nhiều về mặt tâm lý, thổ ngữ, thị hiếu thẩm mỹ… của mỗi dân tộc, nên không thể giống nhau.
     Thang âm điệu thức trong âm nhạc dân gian Bahnar ở Gia Lai, thang 5 âm có ba loại cơ bản sau đây:
- Thang 5 âm I: Đây là loại thang 5 âm tương đồng với điệu (thức) Bắc của người Việt (Kinh). Cấu tạo của thang âm này, như sau: Đô-Rê-Fa-Sol-La.
Dạng thang âm này chiếm 6/180=0,3% trong tổng số những bài dân ca, dân nhạc được phát hiện, tính đến thời điểm này.
- Thang 5 âm II: Đây là loại thang 5 âm được chúng tôi coi là “đặc sản” của người Jrai-một tộc người sống gần kề với người Bahnar ở Tây Nguyên. Cấu tạo của thang âm này, như sau: Đô-Mi-Fa-Sol-Si. Dạng thang âm này thường được các nhạc sĩ gọi là “điệu thức Tây Nguyên”? Đối với người Bahnar ở Gia Lai, dạng thang 5 âm này được ứng dụng trong 11 dân ca trong tổng số 180 bài bản dân ca và dân nhạc=0,6%.
- Thang 5 âm III: Đây là dạng thang âm đặc biệt được ứng dụng phổ biến trong kho tàng âm nhạc dân gian Bahnar ở Gia Lai. Cấu tạo của dạng thang âm này, như sau: Đô-Rê-Fa-Sol-La.
     Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ một bài dân ca, dân nhạc nào của các dân tộc Tây Nguyên ngoài dân tộc Bahnar có ứng dụng loại thang 5 âm này. Dạng thang âm này được ứng dụng trong 121 trong tổng số 180 bài dân ca, dân nhạc=66%. Giai điệu của những bài ca, điệu nhạc thường được vận động trong một âm vực quãng 6, trong đó âm rê  là âm dựa. Những bài bản có giai điệu vận động trong một âm vực rộng hơn, thường thấy trong âm nhạc dân gian Bahnar ở Gia Lai là những bài bản được ứng dụng các thủ pháp kết hợp thang âm, hoặc là kết hợp với thang 3 âm, 4 âm, hoặc là kết hợp với ba dạng thang 5 âm kể trên, trong đó, quãng 4 tăng/già và quãng 8 tăng/già là những âm điệu đặc trưng của người Bahnar.
     Các dạng thang 5 âm và các phương thức kết hợp thang 5 âm trong âm nhạc dân gian Bahnar là sự kế thừa và phát triển từ các dạng thang 4 âm với các phương thức kết hợp thang 4 âm trong âm nhạc dân gian Bahnar, đồng thời đó cũng là hệ quả của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa âm nhạc giữa người Bahnar với các dân tộc khác đã từng sinh sống trên mảnh đất cao nguyên này.
    Ở đây chúng ta thấy, thang âm Bahnar có âm cùng tên nhưng không cùng giá trị cao độ ở những quãng 8 khác nhau, đó là âm đô1-đô2. Vấn đề này, khi tìm hiểu âm nhạc fôn-clo Bahnar ở An Khê, tác giả Tô Ngọc Thanh cũng đã nhận xét: “Do chỗ cấu tạo theo cách dịch lên một quãng năm đúng, hàng âm thanh Bahnar chứa những âm cùng tên nhưng không cùng giá trị cao độ ở các quãng tám khác nhau như các âm đô1 và đô2 thăng 1/4 cung, sol1 và sol2 thăng 1/4 cung. Độ cao của các âm này chỉ có giá trị trong một quãng tám nó có mặt mà thôi”.
    Mặt khác, phần lớn các bài hát dân ca Bahnar thường bắt đầu bằng một âm bậc 6 của thang âm điệu thức có giá trị trường độ bằng 1,5 đến 4 phách thậm chí 5 phách. Âm này vừa có tác dụng thu hút sự chú ý của người thưởng thức vừa tạo cho người thể hiện một trạng thái tâm lý ổn định, tự tin. Nghệ sĩ Nhân dân Y Brơm-người con của dân tộc Bahnar cũng đã từng nhận xét, âm nhạc dân gian của người Bahnar mang tính chất “cung đình”, đặc biệt là trong âm nhạc cồng chiêng.
    Thật vậy, đến với âm nhạc dân gian Bahnar ta có cảm giác như đang lọt vào một không gian tĩnh mịch, trầm hùng, tôn kính, huyền ảo và linh thiêng, nhưng lại rất gần gũi, mộc mạc và nguyên sơ. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã khẳng định, cồng chiêng Bahnar nói riêng, Tây Nguyên nói chung là một loại nhạc cụ dùng để phục vụ các lễ hội truyền thống, là phương tiện để con người “đối thoại với các vị thần linh”-chữ dùng của GS. Tô Ngọc Thanh.
Theo Báo Gia Lai
 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2025 Chi tiết
2. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2025 Chi tiết
3. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2022 Chi tiết
4. Mu¿i 10 vạn câu hỏi vì sao - Trái đất diệu kỳ / Tuệ Minh .- 2025 Chi tiết
5. Mu¿i 10 vạn câu hỏi vì sao - Thế giới động vật: Động vật hoang dã và động vật nuôi / Tuệ Minh .- 2025 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Ấm lòng bữa cơm “2k” giữa lòng phố núi / Hồ, Hải Nam .-  Chi tiết
2. Phẫu thuật kỹ thuật cao ở Bệnh viện 211 cũng rất thiện chiến / Gia Minh .-  Chi tiết
3. Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong thúc đẩy bình đẳng giới / Kiên Quốc .-  Chi tiết
4. Lan man váy khố nhân một bức ảnh / Văn, Công Hùng .-  Chi tiết
5. Khơi thông nguồn lực văn hóa góp phần phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn, Anh Sơn .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 80677 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9672 
4. Sách bộ: 2404 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1302 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.