THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 136
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,422,613
Hôm nay: 171
Đang xem: 63
Biểu tượng văn hóa của người Việt / Mai Duyên: Biên soạn. - H. : Dân trí, 2023. - 211tr. ; 21cm. (13/06/2024)

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc, lâu đời, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của 54 dân tộc anh em. Nhắc đến biểu tượng văn hóa của người Việt là nhắc đến giá trị, thương hiệu quốc gia được thể hiện phong phú và đa dạng trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các biểu tượng văn hóa, cội nguồn của đất nước một cách rõ ràng, chi tiết hơn. Cuốn sách Biểu tượng văn hóa của người Việt, được Nxb Dân Trí ấn hành năm 2023, với độ dày 211tr.; in trên khổ giấy 21cm.,  sẽ giới thiệu đến bạn đọc những biểu tượng đặc sắc trong văn hóa làng quê; biểu tượng văn hóa trên trống đồng Đông Sơn, biểu tượng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hay các biểu tượng về linh vật trong tâm thức người Việt.

Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:

Chương 1: Biểu tượng văn hóa làng quê

Chương 2: Trống đồng, cồng chiêng trong văn hóa Việt

Chương 3: Linh vật trong biểu tượng văn hóa Việt Nam

Chương 4: Sắc màu văn hóa trong trang phục của các dân tộc

Chương 5: Sắc màu văn hóa trong một số phong tục, tập tục.

Biểu tượng văn hóa làng quê được thể hiện rõ nhất qua Cổng làng - Nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Cổng làng là kiến trúc cổ của người Việt, cổng làng là điểm đầu tiên khi đặt chân đến làng, là ranh giới giữa các làng với nhau, qua năm tháng cổng làng đã trở thành một biểu tượng văn hóa không thể thiếu của một làng quê. Ở đồng bằng Bắc Bộ hầu như ở đâu có làng thì ở đó có cổng làng. Cổng làng thường gắn bó với cây đa và cũng là biểu tượng chung của làng quê Việt Nam miền Bắc, đó là cây đa, giếng nước, sân đình.

Biểu tượng văn hóa Cồng chiêng và Trống đồng là nét đặc trưng về nhạc cụ, tiêu biểu là cồng chiêng của dân tộc Tây Nguyên. Ngay từ khi ra đời, trong tất cả các lễ hội của người Việt xưa đều vang lên những tiếng cồng vừa trầm lắng vừa hào hùng, vọng khắp núi rừng, Cồng chiêng là sự kết nối giữa các thế hệ, những hoa văn trên cồng chiêng luôn có sự biến đổi theo từng thời kì, phản ánh văn hóa truyền thống một cách rõ nét. Không ai biết cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên tự bao giờ, chỉ biết nó như mạch nước ngầm mang hơi thở cuộc sống của người dân nơi đây. Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên.

Linh vật trong biểu tượng văn hóa Việt Nam rất phong phú và không thể tách rời trong văn hóa truyền thống người Việt.Theo dòng lịch sử văn hóa Việt đã phát triển cũng như chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa lớn, sinh ra nhiều linh vật phong phú, mang nét độc đáo riêng và Rồng là linh vật biểu tượng đại cát đại lợi trong biểu tượng văn hóa Việt, hình tượng con rồng xuất hiện từ thời Hùng Vương với truyền thuyết Con rồng cháu tiên đã trở thành biểu tượng linh thiêng gắn với tổ tiên, cội nguồn dân tộc. Ngày nay hình tượng rồng luôn gắn bó hiện diện trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Đây sẽ là cuốn cẩm nang thú vị dành cho những ai muốn tìm hiểu về biểu tượng, cội nguồn, sắc màu văn hóa của người Việt.

Sách hiện đang được phục vụ tại Thư viện tỉnh Gia Lai với các kí hiệu kho: PM.085096, PM.085097

Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!

Phòng PVBĐ

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Cánh diều hình nốt nhạc / Niê Thanh Mai,Hau Phan .- 2024 Chi tiết
2. Một vụ phá án / Quyên Gavoye .- 2024 Chi tiết
3. Nết Na và Cù Nhây / Yên Khương .- 2024 Chi tiết
4. Cuộc phiêu lưu của Còng gió vân xanh / Lê Đức Dương .- 2024 Chi tiết
5. Bạn có thích làm mèo? / Đ. T. Hoài Thư .- 2024 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Phát huy giá trị tinh thần, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, góp phần giữ vững sự ổn định, hòa bình, tạo động lực trong phát triển / Phạm Xuân Hoàng .-  Chi tiết
2. Phát triển giáo dục đào tạo vùng Tây Nguyên những thuận lợi, thách thức và giải pháp đặt ra / Lương Hữu Nam .-  Chi tiết
3. Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên trong bối cảnh mới / Phạm Xuân Hoàng .-  Chi tiết
4. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Tây Nguyên hiện nay và một số giải pháp / Trương Thị Hạnh .-  Chi tiết
5. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở Tây Nguyên những năm 1961-1963 / Cao Thị Thu Hiền .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 79673 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9517 
4. Sách bộ: 2361 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.