Từ lâu vấn đề vua Lửa, vua Nước của người Jrai được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm nghiên cứu, song khi nghiên cứu không ít các nhà nghiên cứu coi đây chỉ là hiện tượng thờ cúng đơn thuần, điều này cũng dễ hiểu vì người Tây Nguyên vẫn còn trong thời kỳ chế độ công xã nguyên thuỷ, tục thờ cúng đa thần, do đó khi nghiên cứu nó dễ rơi vào tình trạng đánh giá không chính xác hoặc cách nghiên cứu về ngôn từ, tên gọi là “vua” cũng không chính xác.
Nhiều năm trước đây, đến làng Jrai, Bahnar nào tôi cũng choáng ngợp, ngây ngất trước vẻ trầm mặc, uy nghi của nhà rông, đặc biệt là nhà rông của người Jrai, bởi nó như muốn vươn to vươn cao lên mãi. Sự dẫn dụ, mê hoặc của nó khiến tôi lân la đến các già làng để tìm hiểu, nhưng tôi nhớ nhất là những câu chuyện về nhà rông của các ông Rơ Châm HNúi làng Grut - xã Ia Khươl, ông Rơ Châm Lur già làng làng Brong - xã Nghĩa Hưng, ông Ksor Krôh làng Mrong Ngó 4 - xã Ia Ka, các ông đều ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Ngoài tín ngưỡng dân gian, Việt Nam còn có một số tôn giáo lớn như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Ðài và đạo Hòa Hảo...
Thờ tổ nghề là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"...
Ðang vào cuối mùa khô, nhưng những bông dã quỳ cuối mùa vẫn cứ vàng rực trên mọi ngả đường, trên mọi triền đồi vực suối Tây Nguyên. Nếu tinh ý lắng nghe, sẽ thấy có tiếng chiêng thầm thì trong gió.
Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt.