THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 139
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,723,162
Hôm nay: 1,233
Đang xem: 515
LÊN GIA LAI VUI HỘI LỄ ĂN CỐM MỚI CỦA NGƯỜI BAHNAR ROH (10/11/2014)
       Tháng 11 ở Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng, với những đồi hoa vàng rực màu dã quỳ báo hiệu sự giao mùa. Thời điểm mùa mưa kết thúc, chuyển sang mùa khô. Đây cũng là thời điểm khởi đầu của mùa lễ hội Tây Nguyên. Trong đó có lễ mừng lúa mới hay còn gọi là Lễ ăn cốm mới của người Bahnar rất phổ biến tại huyện KBang ở phía đông Trường Sơn.
        Cùng với giọt nước, nương rẫy cũng là một bộ phận không thể thiếu trong văn hóa truyền thống đối với các cộng đồng cư dân Tây Nguyên. Trước mùa mưa, đồng bào phải phát quang và làm sạch đất. Chờ mùa mưa xuống, những hạt giống được gieo sẽ nảy mầm …Sau một mùa mưa dài sáu tháng, cuối tháng 10 người Tây Nguyên sẽ tiến hành thu hoạch thành quả lao động của mình, đó là những hạt lúa vàng óng, trĩu bông, những trái bắp, chùm kê mẩy hạt.
       Người Bahnar tin rằng, có được những thành quả ấy, không chỉ nhờ người Bahnar chăm chỉ, mà còn nhờ các thần linh cho mưa thuận, gió hòa, nhờ ông bà tổ tiên hết lòng giúp đỡ, vì vậy, trước khi ăn lúa mới, họ phải làm lễ tạ ơn các Yang, Atâu bằng một lễ hội được coi là nghi lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ nông nghiệp, đó là lễ Ăn mừng Cốm mới (Jok kơ sa mok).
        Theo phong tục của người Bahnar Roh, những nghi lễ mừng lúa mới- hay nói đúng hơn là nghi lễ trong thời kỳ thu hoạch- không phải là một lễ hội đơn lẻ mà gồm một hệ thống với 2 bước:
        - Bước thứ nhất là lễ cúng tại gia đình (có tên gọi là Sơ măh sa mok đong);
       - Bước thứ hai là lễ cúng của cộng đồng được thực hiện tại nhà rông của làng. Lễ này được gọi là sơmăh sa mok rung (Cúng tại nhà rông)
Sơ măh sa mok đong (Lễ cúng tại gia đình)
Trong lễ hội này, các vị thần được mời về như thần mẹ (Yang me), thần Cha (Yang Bă), thần Ông (Yang Bok), thần Bà (Yang Yă), ông Bok Rok (Yang Bok Rok), ông Bok Set (Yang Bok Set), thần Nhà (Yang Hnam), Yang Ba (thần Lúa)… được suy tôn thể hiện trong việc làm các giàn cúng (Chơ đang). Và linh khí sử dụng trong lễ này là bộ chiêng của Làng gồm 14 chiếc (06 chiếc có núm  gọi là Chêng, 8 chiếc chiêng bằng gọi là Ching) cả bộ gọi là Ching Tơning.  Tên của từng chiếc Chêng, Ching theo thứ tự từ lớn đến bé cũng mô phỏng âm thanh phát ra từ mỗi chiếc Ching Chêng. Thứ tự Chiêng có núm  (Chêng) từ lớn tới nhỏ được gọi như sau:  Du, Chi, Bơbết Tih, Bơbêt Tlôh, Bơbết Wơr, Bơbết Klok. Thứ tự chiêng bằng (Ching) từ lớn tới nhỏ được gọi như sau: Tơlôl (mông), Del Lel (yong), Tơ ret, Pơ glêh, Teng neng, kon Tơret, Kon Pơglêh, kon Teng Neng.
Sau khi đã thu hoạch xong các gia đình trong làng sẽ chuẩn bị làm  lễ cúng mừng lúa mới tại gia đình ( Sơ măh sa mok đong). Khi thực hiện nghi lễ tại gia đình, gia chủ phải chuẩn bị lễ vật gồm: heo và gà trống. Giữa nhà, gia chủ đặt cây cột rượu nhỏ (chơngơng sik)  và cột 1ghè rượu.
   Sáng sớm bà vợ và con gái của mình mang Jak kech ba (gùi tuốt lúa) đi lấy lúa ở rẫy nhà mình đem để mang về nhà chuẩn bị cho lễ cúng.
  Sau khi mang lúa từ rẫy về, người mẹ giao cho con gái mình đem lúa vào bếp trong nhà để rang đến khi thấy hạt lúa vừa chín vàng, sau đó đổ ra chiếc nia (Kơ dum Tih) mang ra ngoài sân đổ vào cối, dùng chày giã cho đến khi vỏ lúa tách ra khỏi hạt, sẩy (Um) cho đến khi sạch vỏ và lấy phần gạo đựng vào trẹt nhỏ (Kơ dong) và mang đặt bên ghè rượu cạnh cây giàn cúng nhỏ (chơngơng sik). Gạo này để chuẩn bị cho nghi lễ cùng với 1 con heo nhỏ, 1 con gà trống, 1 ghè rượu… đã chuẩn bị từ nửa tháng trước, đồng thời trước đó gia đình còn phải làm một giàn cúng nhỏ trong nhà (Bahnar gọi là chơngơng sik). Giàn cúng được làm bằng cây le rừng (Ble Bri) được cột  thẳng đứng với gian chính của nhà mình - đây là cột thiêng, nơi để các thần linh ngụ khi về dự lễ cùng gia chủ.
   Khi công việc chuẩn bị đã xong, việc đầu tiên mà chủ nhà làm là cùng vợ và con trai lớn trong gia đình đem heo, gà cúng được bắt trong chuồng cột chân khiên vào nhà theo đường cầu thang vào cửa chính của ngôi nhà, Heo, gà được đặt ngay cạnh bếp củi trong nhà, lúc này người con trai lớn dùng dao nhọn chọc tiết các con vật. Đây là việc làm để báo với thần linh về số lễ vật được dâng cúng. Theo quan niệm của người Bahnar, vị trí trong nhà là một vị trí quan trọng, là nơi yang Hnam (thần Nhà) tiếp nhận các thông tin, vì vậy, khi chọc tiết heo, gà chủ nhà chú ý lấy tiết của các con vật hiến sinh để chuẩn dâng lên thần linh. Sau khi phần gạo rang đựng vào trẹt nhỏ (Kơ dong) và mang đặt bên ghè rượu cạnh cây cột rượu nhỏ (chơngơng sik), lúc này con trai trưởng mang heo, gà đã được chọc tiết ra ngoài sân và tiến hành đốt thui, mổ và lấy một ít thịt sau gáy, gan (Klơm), phổi (Kơ soh), lá lách (bla), thịt hông (wang klăk), mề (kơ the), thịt ức (chot)... các lễ vật được kẹp vào cây le chẻ đôi đem nướng chín rồi cắm theo chiều thẳng đứng song song giàn cúng ( chơ đang) để  mời các Yang cùng đến ăn uống, dự lễ và phù hộ cho gia đình.
          Sau khi các lễ vật được chuẩn bị xong, chủ nhà ngồi xuống trước giàn cúng, dùng dao cắt lấy các lễ vật đã được nướng mỗi thứ một ít, nhúng vào tiết heo, tiết gà (được đựng trong chén) đặt lên các tai của ghè rượu. Lúc này ông làm động tác giơ hai tay từ dưới lên trên ngang trước mặt mình và khấn. Sau khi khấn xong chủ nhà uống rượu và ăn thịt heo, thịt gà trước, sau đó tới vợ và các con ông,  tiếp theo là chủ nhà mời anh em dòng họ và các gia đình trong làng cùng đến chung vui cho đến khi rượu nhạt mới thôi. (khách mời là toàn thể dân  làng cũng đến chung vui cùng gia đình).


Sơmăh sa mok rung (Lễ cúng tại nhà Rông)

Sau khi các gia đình trong làng làm xong lễ  Sơ măh sa mok tơ nong yieng (cúng ăn lúa mới tại nhà). Già làng tổ chức cuộc họp các chủ hộ ở nhà Rông để thông báo về việc tổ chức lễ hội mừng lúa mới của làng (sơmăh sa mok rung) và phân công công việc chuẩn bị lễ hội cho từng nhóm người theo lứa tuổi và giới tính: thanh niên lo việc chặt củi, hái rau, chặt cây le (Ble) để múc nước...; các ông già làm cây nêu, giàn cúng...; việc mua thêm heo, gà cũng được giao cụ thể cho một số người; đội cồng chiêng của làng tập lại bài chiêng mừng lúa mới của người Bahnar...
Từ sáng sớm dân làng mang lễ vật, phương tiện phục vụ buổi lễ gồm heo, gà trống, Cây nêu cúng trong nhà rông; Cây nêu, giàn cúng cúng trước dân nhà rông; Gùi lúa cúng; Rượu ghè cùng những vật dụng, thực phẩm thông thường của bà con phục vụ buổi lễ (do dân làng mang đến).
Giàn cúng (Chơ đang) thấp khoảng 1,2m dựng trước sân nhà rông để cúng Ma (Atâu), cây nêu nhỏ trong nhà Rông cao khoảng 2.2m để cúng Yang, cột 01 ghè rượu tại cây nêu trong nhà Rông để cúng Yang và 01 ghè rượu để cúng ma cách ghè rượu cúng Yang khoảng 2m.
Già làng chọn thanh niên khỏe mạnh để chọc tiết các con vật cúng tế, mục đích để thông báo với thần linh là dân làng hôm nay tổ chức lễ  hội mừng lúa mới. Rượu vẫn được người dẫn tiếp tục gùi đến cột ở bên trong và sân nhà Rông. Các con vẫn được mổ và chọn thịt như cách cúng ở gia đình, riêng hàm heo (Kơ ting kang nhung) được đặt trên giàn cúng (chơ đang) và cây nêu. Các lễ vật này được kẹp vào một cây le được chẻ ra làm đôi đem nướng chín được cắm cạnh giàn cúng để  mời các Yang, các ma ngoài sân nhà Rông và cúng Yang phía trong nhà Rông để các vị cùng đến ăn uống, dự lễ và phù hộ cho dân làng.
 Trong lúc này, mỗi hộ trong làng cũng mang một ít lúa đã rang chín, giã thành gạo mang đến tập trung tại nhà Rông để dâng cúng. Các chị, các mẹ nấu cơm, nấu xôi, giã lá mì (sắn) với bột gạo làm thức ăn...; nam giới xẻ thịt để cúng, chia thịt thành từng xâu nhỏ cho các hộ và khách.
Khoảng l0 giờ trưa, lễ cúng chính thức mới thật sự diễn ra. Những người tham gia vào việc cúng tế có: 5 già làng cùng 4 thanh niên được chọn lựa trong đám trai làng. Đây cũng là 4 chàng trai sẽ kế tục việc cúng tế của làng sau này. Thầy cúng ma (atâu) vào bên trong nhà Rông hút rượu từ ghè bên phải (ghè cúng ma) vào quả bầu đã được cắt đi ½ trái đem xuống treo giàn cúng ma (atâu) trước sân nhà Rông đã được chuẩn bị từ trước. Lúc này 5 thầy cúng cùng tiến đến giàn cúng (Chơ đang) đứng thành hàng ngang quay lưng về phía cửa chính nhà Rông, mặt hướng ra cổng nhà Rông và sau đó thầy cúng lấy tiết heo, tiết gà tươi đã được đựng trong chén từ trước bôi vào các sợi  tua rua ở giàn cúng, người Bahnar gọi là Tơ mui, tất cả 05 thầy cúng đều bắt đầu làm động tác giơ tay lên trước mặt mình đồng thời tay các thầy cúng cầm một ít các lễ vật: gan heo, gan gà… vừa ném vừa  khấn mời các ma (Atâu) đến cùng ăn, uống, cùng chung vui với dân làng.
Riêng các thầy cúng không uống, không ăn lễ vật vật cúng này vì đây là cúng cho các ma để các ma ăn uống.
 Sau khi cúng ma xong thì đội cồng chiêng của làng lên thẳng nhà Rông đứng thành vòng tròn quanh cây nêu và các thầy cúng. Đồng thời các thành viên phụ cúng cũng đã chuẩn bị xong các lễ vật để cúng Yang gồm các loại thịt như trên. Tiếp theo các thầy cúng đứng thành hàng ngang trước cây nêu mặt quay vào trong hướng phía Đông nơi mặt trời mọc, lưng quay ra hướng cầu thang chính của nhà Rông và một người đại diện trong nhóm thầy cúng lấy tiết heo, tiết gà tươi đã được đựng trong chén từ trước bôi vào các sợi  tua rua ở giàn cúng, đồng thời cũng lấy mỗi thứ một ít lễ vật đã được chuẩn bị cầm trên tay, 4 thầy cúng còn lại chỉ làm động tác giơ tay lên trước mặt và khấn. Đồng thời đội cồng chiêng của làng cũng tấu lên bài ăn lúa mới truyền thống của mình.
Cúng xong thầy cúng đặt các lễ vật xuống sàn cúng mời các Yang đến để cùng ăn, cùng uống, cầu mong cho dân làng được mùa màng tươi tốt và sức khỏe. Sau đó các thầy cúng quay lại ghè rượu cúng Yang để uống và ăn thịt. Sau khi uống xong già làng mời các thành viên giúp việc và dân làng cùng ăn, uống để mừng cho dân làng được một mùa bội thu và tràn đầy hạnh phúc. Lúc này đội cồng chiêng vừa đánh bài chiêng mừng lúa mới truyền thống vừa đi xuống sân nhà Rông và đi dọc các các ngôi nhà gần nhà Rông để quyên góp (trứng gà, chuối, gạo…) phục vụ cho cuộc vui tại nhà  mừng cho dân làng có một mùa bội thu và tràn dầy hạnh phúc. Sau khi quyên góp xong đội cồng chiêng quay lại sân nhà Rông cùng dân làng uống rượu đánh chiêng, Soang, hát hò cho đến rượu nhạt thì mới thôi.
Là nghi lễ quan trọng nhất của cộng đồng trong một chu kỳ canh tác nông nghiệp của người Bahnar Roh. Lễ hội ăn cốm mới vừa thể hiện tấm lòng thành kính của dân làng đối với các thần linh đã phù hộ cho họ có một  mùa vụ tốt tươi, mang cho họ những hạt lúa óng vàng, đồng thời cũng là thời điểm để những thành viên trong cộng đồng thể hiện tình đoàn kết, gắn bó. Tiếng cồng, tiếng chiêng sẽ ngân vang; những điệu soang mềm mại uyển chuyển của các mẹ, các chị, những thiếu nữ xinh đẹp và đi cùng với đó là men say của hương rượu cần được làm từ những hạt lúa, hạt ngô, hạt kê..do chính họ vun trồng sẽ còn kéo dài đến tận khuya của mỗi lần lễ hội diễn ra.

Theo vhttdl.gialai.gov.vn

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2025 Chi tiết
2. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2025 Chi tiết
3. Truyện đọc bằng hình ảnh - Những câu chuyện ngụ ngôn Aesop đặc sắc / An Nhiên .- 2022 Chi tiết
4. Mu¿i 10 vạn câu hỏi vì sao - Trái đất diệu kỳ / Tuệ Minh .- 2025 Chi tiết
5. Mu¿i 10 vạn câu hỏi vì sao - Thế giới động vật: Động vật hoang dã và động vật nuôi / Tuệ Minh .- 2025 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Ấm lòng bữa cơm “2k” giữa lòng phố núi / Hồ, Hải Nam .-  Chi tiết
2. Phẫu thuật kỹ thuật cao ở Bệnh viện 211 cũng rất thiện chiến / Gia Minh .-  Chi tiết
3. Phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số trong thúc đẩy bình đẳng giới / Kiên Quốc .-  Chi tiết
4. Lan man váy khố nhân một bức ảnh / Văn, Công Hùng .-  Chi tiết
5. Khơi thông nguồn lực văn hóa góp phần phát triển kinh tế bền vững / Nguyễn, Anh Sơn .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 80677 
2. Bài trích: 17657 
3. Sách tập: 9672 
4. Sách bộ: 2404 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1302 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.