THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 134
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,200,882
Hôm nay: 815
Đang xem: 274
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LUẬT TỤC CỦA NGƯỜI BAHNAR ROH (29/09/2014)
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Luật tục của người Bahnar hay còn gọi là phong tục tập quán của người Bahnar. Người Bahnar ở Mang Yang sống thành từng làng, “làng” trong tiếng Bahnar gọi là “pơlei”. Trong làng có Hội đồng già làng và các hộ gia đình sống đan xen trong một cộng đồng. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong cộng đồng làng, ngoài Hội đồng già làng ra, còn có Ban nhân dân thôn điều hành mọi công việc về phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh chính trị của làng. Ngoài Ban nhân dân thôn ra làng còn có chi bộ Đảng; các ban ngành đoàn thể; các chi hội; chi đoàn…
Hội đồng già làng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng làng. Họ là những người có uy tín trong làng thuộc các dòng họ lớn và được cộng đồng làng tín nhiệm đề cử. Nhiều già làng được đề cử theo dòng họ lớn trong làng. Trong Hội đồng già làng có khoảng trên dưới 10 người tuỳ theo làng lớn hay nhỏ. Họ được dân làng coi như một “Luật gia”. Nhiệm vụ của Hội đồng già làng chuyên xét xử các vụ việc trong làng như: trộm cắp, quậy phá, quan hệ tình dục, hôn nhân gia đình, tranh chấp đất đai, nhà cửa…
Luật tục của làng đa dạng, phong phú, bao gồm các hủ tục, quy định do Hội đồng già làng đặt ra và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhiều Luật tục mang tính tích cực, nhưng cũng nhiều Luật tục còn mang tính áp đặt khiến cho nhiều gia đình bị xử oan, nhiều hủ tục gây phiền hà, tốn kém cho nhân dân, nhiều hủ tục mang tính dị đoan… Ngày nay những Luật tục mang tính tích cực đã được áp dụng vào việc xây dựng Hương ước, Quy ước của làng. Những Luật tục mang tính hủ tục lạc hậu đang dần dần được xoá bỏ. 

 
LUẬT TỤC
CẮT CỔ GÀ ĐỂ TÌM THỦ PHẠM
 
Người Bahnar có Luật tục “Cắt cổ gà”, người dân dùng Tục lệ này nhằm phân xử đúng hay sai một vụ việc nào đó trong cộng đồng làng, xã mà hai bên nghi ngờ cho nhau. Để hòa giải cho hai bên được hòa thuận, người ta phải dùng đến Tục “Cắt cổ gà” để làm cán cân công bằng trong cộng đồng làng, xã. Tục “Cắt cổ gà” này đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Việc tổ chức xét xử theo Tục lệ này còn mang tính mê tín, áp đặt nhưng vẫn được nhiều người dân tin theo một cách triệt để.
1. Hình thức tổ chức Tục “Cắt cổ gà” ở cộng đồng làng, xã:
(Ví dụ) Vào năm 2013, tại làng Hlim xã Lơ Pang huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai. Gia đình ông Đinh Gla có một đàn dê đang chăn thả tại núi Lơ Pang. Vài ngày sau ông Đinh Gla mới phát hiện nhà mình bị mất một con dê đực. Trong khoảng thời gian đó, nhà ông Đinh Kal bị lạc một con dê đực đầu đàn. Ông Đinh Kal có đi ngang qua khu rừng thả dê của nhà ông Đinh Gla để tìm xem dê nhà mình có theo đàn dê nhà ông Đinh Gla hay không. Vậy là ông Đinh Gla đem lòng nghi ngờ cho ông Đinh Kal bắt trộm dê của nhà mình. Trong suốt thời gian nghi ngờ đó, cả hai gia đình không đi lại, chơi bời với nhau. Ông Đinh Kal bị oan, buộc ông phải báo cáo với Hội đồng già làng nhờ Hội đồng già làng giải oan cho mình.
Sau khi nhận được tin báo nhờ xét xử của ông Đinh Kal, Hội đồng già làng tiến hành mời ông Đinh Gla và ông Đinh Kal cùng họ hàng hai ông về họp tại nhà rông của làng để bàn bạc tìm biện pháp xét xử. Để đảm bảo cho độ chính xác, già làng tuyên bố dùng biện pháp “Cắt cổ gà” để làm phương tiện chứng minh. Nếu hai bên đồng ý dùng biện pháp này thì 3 ngày sau Hội đồng già làng sẽ tiến hành làm Lễ. Để buổi Lễ “Cắt cổ gà” được thành công, Hội đồng già làng phân công mỗi bên một thành viên trong Hội đồng già làng làm người đại diện cho thân chủ để làm thủ tục “Cắt cổ gà”.
Ba ngày sau, vào một buổi sáng khoảng 8 đến 9 giờ, Hội đồng già làng chọn địa điểm tại một hồ nước đầu làng làm nơi tổ chức buổi Lễ. Nhân dân trong làng kéo nhau ra xem chật cứng quanh hồ.
Trước khi tiến hành cho việc "Cắt cổ gà", mỗi gia đình chuẩn bị cho già làng 1 ghè rượu, 1 con gà nhỏ khoảng 3 - 5 lạng, gà càng khoẻ càng tốt.
2. Tiến hành làm thủ tục “Cắt cổ gà”:
Thủ tục “Cắt cổ gà” được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Già làng làm thủ tục cúng Thần nhà (Yang hnam), Thần nước (Yang đak), Thần trời (Yang năr). Cúng xong già làng đi lên rừng chặt một cây le tươi, thẳng, có đầy đủ lá. Trước khi chặt cũng phải đọc câu cầu khẩn xin thần trời, thần núi chứng giám cho sự trong sạch hay dối trá của chủ, sau đó mang về cắm xuống nước nơi tổ chức Lễ "Cắt cổ gà". Trước khi cắm xuống nước phải đọc câu cầu khẩn xin Thần trời, Thần nước. Sau đó kiểm tra xem vết chặt cây le có liền mạch hay không? Lá le có bị héo hay không? Nếu vết chặt bị xước, lá le bị héo coi như người chủ đó đã có biểu hiện gian dối (tức là Yang không ủng hộ).
Bước 2: Cắt cổ gà:
Mỗi già làng đều làm thủ tục đọc câu cầu khẩn cầu Thần trời (Yang năr), Thần nước (Yang đak) chứng kiến.
Tiến hành cắt cổ gà: Cắt một nhát đứt cổ gà, cách tai gà khoảng 3 phân, máu của gà nhỏ xuống nước và từ từ chìm xuống đáy. Nếu máu gà loang rộng ra mặt nước nghĩa là Yang không đồng ý. Thả phần mình con gà xuống nước, gà phải rúc sâu xuống bùn. Nếu gà bay lên mặt nước là Yang không đồng ý (nghĩa là bị thua).
Bước 3: Kết luận của Hội đồng già làng:
Nếu ông Đinh Gla có nhiều hiện tượng mà Yang không đồng ý thì coi như ông Đinh Gla nghi ngờ sai cho ông Đinh Kal. Ông Đinh Gla phải chịu phạt cho làng rượu ghè và ít nhất một con dê, nhiều là con heo hay con bò hoặc con trâu dùng để mời cả làng uống rượu phạt thay cho lời xin lỗi.
Nếu ông Đinh Kal có nhiều hiện tượng Yang không đồng ý thì ông Đinh Kal chính là thủ phạm, ông Đinh Kal phải đền trả cho ông Đinh Gla 1 con dê to bằng con dê của nhà ông Đinh Gla bị mất. Đồng thời ông Đinh Kal bị già làng phạt tương tự như hình thức trên. Số lợi phẩm bị xử phạt đều được tổ chức cúng Thần Rông và sau đó cho cả làng liên hoan tại Nhà rông của làng, mục đích nhằm báo cáo lại cho Thần linh và răn đe cho mọi người./.

Theo vhttdl.gialai.gov,vn

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Chiến tranh pháp lý và thực tiễn áp dụng ở biển đông / Nguyễn Hồng Thao,Trần Thị Kim Nguyên,Nguyễn Thu Giang,Nguyễn Mai Hương .- 2023 Chi tiết
2. Tổng hợp các bài toán phổ dụng Đại số 7 / 2022 Chi tiết
3. Tổng hợp các bài toán phổ dụng hình học 8 / 2023 Chi tiết
4. Nam tram 500 bài tập cơ bản và nâng cao Toán 6 / Nguyễn Đức Tấn .- 2022 Chi tiết
5. Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc - Xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc / Nguyễn Phú Trọng .- 2023 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Vận dụng lí thuyết bối cảnh vào nghiên cứu tục ngữ ÊĐê / Nguyễn Hữu Nghĩa .-  Chi tiết
2. Văn học Tây Nguyên sau 1975 - bản sắc dân tộc và tính hiện đại / Lê Dục Tú .-  Chi tiết
3. Xây dựng "thế trận lòng dân" ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới kết quả và kinh nghiệm / Phạm Văn Hồ .-  Chi tiết
4. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, "thế trận lòng dân" vững chắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai / Cao Thị Hiệu .-  Chi tiết
5. Xuân ấy ở Đăk Plô / Hương Ngân .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 78892 
2. Bài trích: 17153 
3. Sách tập: 9381 
4. Sách bộ: 2321 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.