THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 134
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,200,160
Hôm nay: 93
Đang xem: 26
Gia Lai: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc (30/07/2014)
Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và các ngành chức năng, công tác bảo tồn và phát huy giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Gia Lai đã đạt được những kết quả ghi nhận.
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên với 2 tộc người chính là J'rai và Bahnar, chiếm gần 1/2 dân số toàn tỉnh với khoảng 600.000 người. Đây là nơi giàu về bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống với nhiều loại hình phong phú và đa dạng luôn gắn liền với cuộc sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số từ ngàn đời nay. Điển hình là các lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, nhà mồ và tượng nhà mồ, nhà rông...và nhiều di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ học đã phản ảnh khá toàn diện về sự tồn tại và phát triển của cộng đồng mang tính nhân văn sâu sắc.
Đặc biệt, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, đã tổ chức thành công Festival Cồng chiêng quốc tế tại Gia Lai vào năm 2009. Hiện nay, toàn tỉnh còn lưu giữ được khoảng 6.000 bộ cồng chiêng và trong đó có rất nhiều bộ chiêng cổ có giá trị; có những buôn làng dân tộc còn lưu giữ được cả chục bộ cồng chiêng.
Công tác nghiên cứu văn hoá dân tộc cũng luôn được quan tâm đúng mức, tỉnh đã xuất bản được nhiều công trình có giá trị như Kỷ yếu nghệ thuật cồng chiêng, Hoa văn các dân tộc Jrai - Bahnar, Nhạc khí dân tộc, Nhà mồ và tượng nhà mồ Bắc Tây Nguyên...Tỉnh sưu tầm và biên dịch được 4 sử thi dịch ra song ngữ Việt - Jrai và Việt - Bahnar, trong đó đã xuất bản thành sách 2 sử thi có giá trị là Dyông Dư và Bia Brâu (vòng đời của con người); phục dựng lễ đón năm mới của người Bahnar, phục dựng và làm phim tư liệu về thần Vua Lửa ở huyện Phú Thiện; mở nhiều lớp truyền dạy chỉnh chiêng và tạc tượng gỗ dân gian. Đáng kể nhất là công tác bảo tồn phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số đã được tiến hành suốt trong hơn 30 năm qua, là cơ sở khoa học cho việc biên soạn và giảng dạy song ngữ (Việt - Bahnar và Việt - Jrai) ở bậc học THPT và các trường dân tộc nội trú. Những năm gần đây, tỉnh tiếp tục chỉ đạo biên soạn giáo trình và tổ chức giảng dạy tiếng Jrai - Bahnar cho cán bộ công chức trong tỉnh, góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngôn ngữ của các tộc người.
Các di sản văn hoá vật thể, tỉnh đã tổ chức sưu tầm, bảo quản, trưng bày hơn 7.000 hiện vật về khảo cổ học, dân tộc học và lịch sử của địa phương, trong đó có hàng trăm hiện vật có giá trị lịch sử - văn hoá dân tộc đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Tỉnh còn lưu giữ và bảo tồn 13 di tích và cụm di tích lịch sử - văn hoá được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận, 4 di tích và cụm di tích đã được công nhận là di tích cấp tỉnh, điển hình có Di tích lịch sử Plei Ơi, An Khê đình, An Khê trường, Kho tiền Bok Nhạc...
Theo Trang TTĐT Bộ VHTTDL
 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Toán đố lớp 4 / Phạm Đình Thực,Phạm Thị Minh Tâm .- 2023 Chi tiết
2. Bài tập và trò chơi phát triển trí tuệ Toán 4 / Huỳnh Như Đoan Trinh .- 2023 Chi tiết
3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm an sinh xã hội cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam / Đậu Tuấn Nam,Lê Quang Bốn,Phan Thị Thu Hiền .- 2023 Chi tiết
4. Nam tram 500 bài Toán chọn lọc 8 / Nguyễn Ngọc Đạm .- 2023 Chi tiết
5. Phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Nguyễn Văn Thạo,Lê Minh Nghĩa,Đinh Quang Ty,Phạm Minh Điển .- 2023 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Vận dụng lí thuyết bối cảnh vào nghiên cứu tục ngữ ÊĐê / Nguyễn Hữu Nghĩa .-  Chi tiết
2. Văn học Tây Nguyên sau 1975 - bản sắc dân tộc và tính hiện đại / Lê Dục Tú .-  Chi tiết
3. Xây dựng "thế trận lòng dân" ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới kết quả và kinh nghiệm / Phạm Văn Hồ .-  Chi tiết
4. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, "thế trận lòng dân" vững chắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai / Cao Thị Hiệu .-  Chi tiết
5. Xuân ấy ở Đăk Plô / Hương Ngân .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 78870 
2. Bài trích: 17153 
3. Sách tập: 9376 
4. Sách bộ: 2319 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.