PHẦN I
Chiến thắng Điện Biên Phủ, mốc vàng trong lịch sử dân tộc:

1. Bối cảnh lịch sử:
* Tình hình chung:

Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)

Phát lệnh toàn quốc kháng chiến (1946)

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946)

Hình thái chiến trường trên các mặt trận Đông Xuân 1953-1954
* Về phía địch:

Pháp cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ

Máy bay ném bom B-26 Invader do Mỹ viện trợ là loại máy bay ném bom chính của Pháp tại Điện Biên Phủ.

Máy bay vận tải C-119 do phi công Mỹ lái đang thả hàng cho Pháp tại Điện Biên Phủ trong làn đạn cao xạ của Việt Nam.

Xe tăng M24 Chaffee của Pháp do Mỹ viện trợ

Kế hoạch cứu nguy của Mỹ-Tàu sân bay USS Saipan của Mỹ chờ lệnh tại Đà Nẵng, tháng 4-1954.

Đường bay yểm trợ không quân của Pháp
* Về phía ta:

Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954

Ngày 6/12/1953 tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường đi Chiến dịch biên giới, năm 1950

Hạ tuần tháng 1/1954, tại Thượng Lào, liên quân Việt Nam-Lào tiến công, uy hiếp quân địch tại phòng tuyến sông Nậm Hu giải phóng tỉnh Phongsayly

Bộ đội Việt Nam và Pa-thét Lào sau chiến thắng chiến dịch Trung-Hạ Lào tháng 5-1954. (Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Quân đội nhân dân Lào)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội họp bàn kế hoạch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Từ trái sang phải, tướng Văn Tiến Dũng, đồng chí Trần Đăng Ninh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Nguyễn Chí Thanh

Bộ đội ta sẵn sàng chiến đấu
2. Diễn biến của chiến dịch:

Ngày 14/1/1954 tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp phố biến lệnh tác chiến bí mật với phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" và ngày nổ súng dự định là 25/1/1954.

Bộ đội ta kéo pháo vào trận địa lần 1, chuẩn bị tác chiến “Đánh nhanh, thắng nhanh”

Nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ chiến dịch đã thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”

Kéo pháo vào lần 2 để phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chuẩn bị tác chiến theo phương án "đánh chắc, tiến chắc"

Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo
“Đêm tối, đường dốc, dây kéo pháo đứt, pháo lao nhanh xuống dốc. Trước cảnh hiểm nghèo đó, anh hô anh em: “thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo”, và buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình lao vào chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng nghiêng tựa vào bờ, nhờ đó đơn vị giữ được pháo không rơi xuống vực.”
Hình ảnh lịch sử khó quên, không ngại gian khổ hy sinh của quân đội ta trong chiến dịch ĐBP
Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt:
Đợt 1: Từ ngày 13/3 đến 17/3/1954

17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trận pháo kích đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Pháo binh nổ súng tiến công cứ điểm Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đúng 17 giờ 05 phút ngày 13/3/1954, cuộc tấn công vào Him Lam bắt đầu!

Tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam.
Trong đêm 13/3/1954 pháo binh Pháp đã giội 6.000 viên đại bác

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch

Tiến quân tiêu diệt cứ điểm đồi Độc Lập

Lính Pháp phản kích cứ điểm Độc Lập, bị bộ đội đánh trả quyết liệt phải tháo chạy

Đại tá Piroth chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, đã tự sát bằng lựu đạn sau khi cho bắn hơn 30.000 viên đạn pháo mà không diệt nổi pháo binh của ta

Hình ảnh bất tử của Phan Đình Giót trong trận đấu này
(Địch tập trung hoả lực, bắn như trút đạn xuống trận địa làm cho đồng đội bị thương vong nhiều. Mặc dù bị thương ở đùi, Phan Đình Giót vẫn ôm bộc phá lao lên đánh tiếp. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, anh vọt lên bám chắc lô cốt, ném pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến vào. Bị thương vào vai, máu chảy đầm đìa, anh cố gắng nhích dần người đến lô cốt số ba, rồi dùng hết sức còn lại lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm của địch bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.)

Lính Pháp phản kích cứ điểm Độc Lập, bị bộ đội đánh trả quyết liệt phải tháo chạy

Bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ đợt 1
Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954

Hội nghị Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Chiến dịch tại Mường Phăng (Sở chỉ huy cuối cùng) hạ quyết tâm tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, ngày 22/4/1954

Các chiến sĩ áp sát sân bay Mường Thanh

Quân đội ta đánh khống chế sân bay Mường Thanh của Pháp

Tại sân bay Mường Thanh, lá cờ “quyết chiến quyết thắng” của quân đội ta tiến vào khu trung tâm Điện Biên Phủ

Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh vào trung tâm căn cứ của Pháp

Bộ đội ta chuẩn bị tấn công lên đồi C1
(Tại đây quân ta và quân Pháp giằng co nhau tới 20 ngày)

Tấn công các vị trí xung yếu của địch trên đồi A1
(Tại đồi A1 quân ta và địch giằng co đến 30 ngày)

Những xe cơ giới và trọng pháo của địch bị phá hủy ở Mường Thanh, năm 1954

Ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh

Sơ đồ diễn biến trận tiến công cứ điểm C1, C2 (đợt 2)
Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954

Trận địa pháo 12,7mm ở điện Biên Phủ

Mệnh lệnh tổng công kích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bộ đội ta dũng cảm tiến công chiến đấu giành giật với quân Pháp trên đồi A1

Bộ đội ta xông lên tiêu diệt địch tại đồi A1

Mất A1 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Pháp ở
Điện Biên Phủ

Tên quan Tư (Marciel Bigeard) chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải đầu hàng

17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 16.200 lính Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh sau khi kết thúc chiến dịch.
PHẦN II
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử:

1. Nguyên nhân thắng lợi:

Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã đề ra đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo

Bộ đội cùng đồng bào các dân tộc Tây Bắc xẻ núi, làm đường vào trận địa
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích)

Dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn có sự chi viện, cổ vũ và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
2. Ý nghĩa lịch sử:
a- Đối với nhân dân ta:

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp.
(Các chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng chiến thắng tại lễ mừng công 13/5/1954)

Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
b- Đối với thế giới:

Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.

(Quân đội Pháp đã cố gắng để sống sót trong chiến hào của họ)
Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ

Chiến thắng Điện Biên Phủ chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
PHẦN III
Phát huy tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” của Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chủ động nắm bắt thời cơ, vượt mọi khó khăn, thử thách xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:

1. Quá khứ hào hùng - phát huy sau chiến thắng Điện Biên Phủ:

Quân và dân Miền Bắc chi viện cho Miền Nam giải phóng đất nước

Chiến công hiển hách Điện Biên Phủ trên không năm 1972 tại Hà Nội

Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975

Người dân Sài Gòn chào đón bộ đội giải phóng sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30/4/1975
2. Hiện tại và những thử thách lớn:

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân

Tình hình Biển Đông tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, quân và dân ta luôn đề cao cảnh giác

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta