THƯ MỤC ĐỊA CHÍ GIA LAI
Mô tả Số lần tải Tải về
TM Địa chí GL T.3 134
TM Địa chí GL T.1 171
TM Địa chí GL T.2 102
Ý kiến - Góp ý
      

Tra cứu từ điển
 
Liên kết website
Giới thiệu sách online
Văn bản pháp quy
Nhạc phố núi
Ảnh Tây Nguyên
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 2,200,484
Hôm nay: 417
Đang xem: 157
Thủ thỉ thù thì Đinh Tút Giẻ-Triêng (19/10/2010)

Chuyện cổ tích Jẻ kể rằng : nhà kia có 6 chị em, cha mẹ đi làm rẫy xa lắm, để bày con nhỏ ở nhà trong coi lẫn nhau.Nhiều đêm nhớ hơi ấm của cha mẹ không ngủ được, mấy chị em ôm nhau nằm lắng nghe tiếng gáy của con dế cụ dưới sàn nhà. Sẵn có những ống trỉa lúa cũ, bị thủng dựng bên góc nhà, chị cả cầm lên thổi theo tiếng dế để dỗ cho các em đừng khóc nhè.Âm thanh u u lạ tai phát ra từ chiếc ống nứa, lôi kéo được sự chú ý của những đứa trẻ thèm hơi mẹ, khiến nỗi buồn quên đi đôi chút.Nhiều lần như thế, sáu chị em mới bàn nhau tìm 6 ống nứa bắt chước tiếng kêu thủ thỉ của dế, thay lời kể lể nỗi mong ngóng với cha mẹ và để làm trò vui.Vậy là bộ kèn sáu ống nứa ra đời, nay chính là kèn đinh tút.

Ngày xưa chỉ có người phụ nữ mới thổi đinh tút, còn đàn ông thì chỉ đánh chiêng và chơi các loại nhạc cụ khác.Cũng không ai nhớ từ bao giờ , vai trò thổi đinh tút lại chuyển sang cho những người đàn ông. Có lẽ chính vì vậy nên khi diễn tấu đinh tút, cả sáu người đàn ông đều phải choàng kín từ vai xuống gót chân, một tấm thổ cẩm ( cho giống người nữ chăng?)

Cách thổi một ống trong dàn nhạc Đinh TútĐinh tút, như câu chuyện cổ tích trên, là nhạc cụ có nguồn gốc vật liệu chế tác là những cây lồ ô ( một loại nứa ống lớn) của rừng đại ngàn. Trong cái nắng cái gió lúc nào cũng ào ạt mãnh liệt của cao nguyên, lồ ô như những chiếc chông tre nhọn hoắt dương lên chống chọi với bầu trời, sẵn sàng  sát cánh cùng con người trong cuộc sinh tồn nơi hoang dã. Thiên nhiên không chỉ chở che, trao cho nguồn sống, mà còn cùng với con người, tạo nên những nét đẹp của một cuộc chung sống hoà hợp. Còn con người, không chỉ dựa vào thiên nhiên hoang dã để tồn tại, mà còn phát huy trí thông minh, đầu óc tưởng tượng phong phú, để nhận lấy từ thiên nhiên những vật liệu thô sơ, mà từ đó thổi hồn vào, tạo cho chúng một đời sống vô cùng sinh động, phong phú và gắn bó bên cạnh con người.

Cũng như các nhạc cụ khác có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ lao động sản xuất của cộng đồng các sắc dân thiểu số bản địa Tây Nguyên, Đinh Tút có vị trí đặc biệt trong đời sống của người Giẻ ở Kon Tum. Đinh Tút gắn với các lễ hội mùa xuân vui chơi giải trí của cộng đồng lúc mùa vụ  nông nhàn, hay chính trong những ngày sớm chiều lao động miệt mài ngoài nương rẫy. Đinh Tút làm đắm say tâm hồn bao kẻ “ bầu rượu túi thơ” . Nhà thơ Hữu Chỉnh ở Đăk Lăk, trong một lần tham gia lễ hội tại Kon Tum, đã phải thốt lên thành lời, rằng :
“ Âm thanh gió, âm thanh nước.
Âm thanh đá. Âm thanh rừng.
Đọng vào đây...
Gọi mời
Đầy vơi...
Nhạc theo nhịp chân
Nhún nhảy
Tưởng cùng Dam San đi bắt nữ thần mặt trời...”

Những âm thanh độc đáo, gợi mở đầy vơi, khiến người ta muốn nhún nhảy ấy, phát ra từ những ống nứa chế tác rất đơn giản, bằng cách chặt vát đi  hai bên miệng ống, tạo thành một hình tam giác cân. Khi biểu diễn nghệ nhân ghé miệng vào đây thổi,hơi cúi xuống. Đầu kia vẫn bịt kín bằng chính mắt nứa (mấu) của ống.

Một bộ Đinh Tút sáu ống đều có chung đường kính chừng 3 cm, nhưng dài ngắn khác nhau.Ống dài nhất cho âm thanh trầm, ngắn nhất cho âm thanh cao.Mỗi ống một cao độ cao thấp khác nhau, cũng còn tuỳ thuộc vào luồng hơi nhẹ hay mạnh hoặc vừa phải của người diễn tấu nữa.Điều này phụ thuộc vào sự nhuần nhuyễn và tai nghe của nghệ nhân, làm sao để cũng hoà vào nhau thành một giai điệu hoàn chỉnh.Âm thanh cả sáu ống khi cất lên nghe buồn buồn và đẹp, như tiếng thì thầm của tâm hồn con người, hay chính tiếng trò chuyện của đại ngàn đang ngày một xa xôi. Âm nhạc ở đây hoàn toàn dựa vào năng khiếu bẩm sinh của mỗi người, dường như đã thấm sâu vào máu thịt,nên cứ phà hơi thở vào là âm thanh cất lên mềm mại và uyển chuyển.

Sáu người biểu diễn Đinh Tút đứng hàng dọc nối tiếp nhau từ ống dài nhất đến ống ngắn nhất. Người thổi ống ngắn nhất đi cuối cùng cũng là người điều khiển nhịp độ của bài nhanh hay chậm.Cách trình diễn Đinh Tút cũng rất khác: khi thổi, nghệ nhân bao giờ cũng kết hợp với múa . Động tác múa nhịp nhàng theo nhịp kèn, người diễn tấu lắc lư toàn thân như đang lên đồng. Tay trái cầm Đinh Tút, tay phải buông thõng xuống, tạo nên tư thế của thân hình nghiêng xuống với mặt đất.Tất cả tiến dần theo nhịp kèn, ngược chiều kim đồng hồ quanh đống lửa hoặc cột nêu. Múa và âm thanh, nhịp điệu bao giờ cũng kết hợp với nhau rất hài hoà.Với tấm thổ cẩm choàng kín một bên vai, tay trái và gương mặt cúi xuống theo chiều chéo của ống nứa, những âm thanh trầm buồn của điệu thức thứ cất lên theo độ nghiêng đó. Dường như có cái gì rất huyền bí trong âm thanh và phương thức diễn tấu của Đinh Tút.

Điều đặc biệt là nếu như tộc người nào cũng có ching chêng, Brố, Ting ning, Goong rêng...nhưng Đinh Tút mang hình dạng và cách diễn tấu như trên, thì chỉ có ở cộng đồng người Jẻ. Bộ đinh tút của người Triêng cũng diễn tấu tương tự nhưng sử dụng loại ống nhỏ hơn.

Mỗi năm vào mùa lễ hội, khi cái lạnh se se của gió xuân tràn về, làm xanh đến biếc các cánh rừng xanu của Kon Tum, không bao giờ thiếu vắng tiếng Đinh Tút thủ thỉ thù thì...

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Đăng nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Thành tích khen thưởng
Sách mới Bổ sung
Chọn trang
1. Tổng hợp các bài toán phổ dụng Đại số 7 / 2022 Chi tiết
2. Tổng hợp các bài toán phổ dụng hình học 8 / 2023 Chi tiết
3. Nam tram 500 bài tập cơ bản và nâng cao Toán 6 / Nguyễn Đức Tấn .- 2022 Chi tiết
4. Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc - Xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc / Nguyễn Phú Trọng .- 2023 Chi tiết
5. Những bài văn biểu cảm 7 / Phạm Ngọc Thắm .- 2022 Chi tiết
Tài liệu số hoá mới
Chọn trang
1. Vận dụng lí thuyết bối cảnh vào nghiên cứu tục ngữ ÊĐê / Nguyễn Hữu Nghĩa .-  Chi tiết
2. Văn học Tây Nguyên sau 1975 - bản sắc dân tộc và tính hiện đại / Lê Dục Tú .-  Chi tiết
3. Xây dựng "thế trận lòng dân" ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới kết quả và kinh nghiệm / Phạm Văn Hồ .-  Chi tiết
4. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, "thế trận lòng dân" vững chắc trên địa bàn tỉnh Gia Lai / Cao Thị Hiệu .-  Chi tiết
5. Xuân ấy ở Đăk Plô / Hương Ngân .-  Chi tiết
Tài liệu của Thư viện
1. Sách lẻ: 78870 
2. Bài trích: 17153 
3. Sách tập: 9376 
4. Sách bộ: 2319 
5. Ấn phẩm định kỳ: 1199 
6. Đĩa CD-ROM: 832 
SÁCH HUYỆN
Tặng sách cho Việt Kiều ở Lào & CPC
Cơ quan chủ quản: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GIA LAI
Bản quyền: THƯ VIỆN TỈNH GIA LAI
30 - Phạm Văn Đồng - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: (059).6250708.
 Website: http://www.thuvientinhgialai.vn ; E-mail:  thuvientinh_gli@vnn.vn ; gialaitv@yahoo.com
Chịu trách nhiệm chính: Bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Thư viện tỉnh Gia Lai

Giấy phép do Sở TT&TT Gia Lai cấp số: 05/GPTTĐT-STTTT, ngày 13 tháng 6 năm 2014.